Tăng năng suất lao động: Đánh giá chung chung, không thể có giải pháp

Lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp cần dựa trên những tính toán cụ thể về năng suất lao động để có thể tăng trưởng bền vững.
Tăng năng suất lao động: Đánh giá chung chung, không thể có giải pháp

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (CNCBCT) với mức tăng 13,56% (mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây - đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng GDP quý đầu năm.

Tuy nhiên, nhìn vào chất lượng tăng trưởng CNCBCT, TS. Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) cho rằng, cần thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp trong nước gắn với phát triển các ngành công nghiệp dựa trên những tính toán cụ thể về năng suất lao động.

PV: Thưa ông, năng suất lao động được coi là yếu tố căn bản để nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam. Ông nhìn nhận về vấn đề này như thế nào?

TS. Lương Văn Khôi: Không thể nói chung chung là năng suất lao động của Việt Nam thấp và cần nâng cao năng suất lao động của Việt Nam. Việt Nam cần có chiến lược phát triển ngành CNCBCT phù hợp hơn. Đặc biệt cần quan tâm đến những nhóm ngành có năng suất lao động (NSLĐ) cao và tốc độ tăng trưởng NSLĐ cao, như các nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm thuốc lá và sản xuất kim loại.

Đồng thời, cần có chiến lược phù hợp để thúc đẩy những ngành hiện nay có NSLĐ thấp nhưng có tốc độ tăng NSLĐ cao, như các nhóm ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào và Sản xuất phương tiện vận tải khác trong hệ thống phân ngành kinh tế 2007.

Bây giờ để có được chiến lược phát triển của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, cần phải phân ra nhóm ngành nào có NSLĐ cao, bởi vì tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào NSLĐ chung của nền kinh tế và của từng ngành.

PV: Ông có nói muốn phát triển bền vững CNCBCT phải tính toán cụ thể năng suất của từng ngành. Vậy ông tính toán như thế nào?

TS. Lương Văn Khôi: Những nhóm ngành có NSLĐ cao nhưng tốc độ tăng NSLĐ thấp như Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất; Sản xuất xe có động cơ; Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) và chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện.

Những nhóm ngành có NSLĐ thấp và tốc độ tăng NSLĐ thấp bao gồm sản xuất đồ uống; Sản xuất trang phục; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; Sản xuất thiết bị điện; Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác.

Khi đề cập đến tăng năng suất thì không thể không nói đến tăng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của từng tiểu ngành. Để tăng TFP thì cần xem xét các thành tố của nó bao gồm tiến bộ khoa hoc kỹ thuật hay sự thay đổi về công nghệ, sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật.

Sự thay đổi về hiệu quả kỹ thuật được phân rã thành sự thay đổi về hiệu quả kỹ thuật thuần tuý (do các yếu tố nội tại doanh nghiệp quyết định như trình độ máy móc thiết bị, trình độ lao động, trình độ quản lý) và sự thay đổi về hiệu quả quy mô (do các yếu tố môi trường bên ngoài quyết định như môi trường kinh doanh, thể chế, hội nhập quốc tế,..). Trên cơ sở đó định lượng các nhân tố tác động đến từng thành tố một để đề xuất giải pháp phù hợp.

PV: Theo ông, Việt Nam cần tập trung nâng cao năng suất lao động vào nhóm ngành công nghiệp nào sẽ phù hợp trong bối cảnh hiện nay?

TS. Lương Văn Khôi: Hiện nay, các nghiên cứu chỉ mới ở mức chung chung nên không quy trách nhiệm được. Do đó, cần nghiên cứu sâu đến các tiểu ngành cấp 2, cấp 3 mới thấy tiểu ngành nào có NSLĐ cao - thấp và có tốc độ tăng NSLĐ cao - thấp để có giải pháp phù hợp và quy trách nhiệm trực tiếp cho từng Bộ, ngành và từng người. Như thế mới có tiến triển, nếu cứ chung chung thì mọi người không thấy trách nhiệm của mình và cứ nghĩ đó không phải là việc của mình...

Để thúc đẩy được năng suất lao động của ngành chế biến chế tạo trong những giai đoạn trước tăng trưởng chỉ đạt 2,4% nhưng nhóm ngành này lại đóng góp lớn do có sự cải thiện can thiệp của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc nhóm này lại thấp và có sự suy giảm. Bên cạnh đó, hiệu quả về mặt quy mô, môi trường hội nhập quốc tế cũng như mức độ mở cửa cũng cải thiện nhóm ngành chế biến chế tạo.

Để đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực này cần phải cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn. Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những nhân tố nội tại bên trong như chuyển đổi máy móc, thiết bị cũng như trình độ lao động và trình độ quản lý.

Đặc biệt, cần nâng cao sự kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Trong đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với hệ thống đào tạo, dạy nghề theo mô hình mới, cần xác định nhu cầu của doanh nghiệp, trên cơ sở đó thiết kế chương trình đào tạo, tuyển dụng giáo viên thay vì việc cứ đổ tiền vào các cơ sở đào tạo nhưng chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu.

Đối với các doanh nghiệp lớn có từ 300 lao động trở lên cần có trung tâm đào tạo. Nếu doanh nghiệp không có chức năng đào tạo, yêu cầu hàng năm cần có chương trình đào tạo lại khoảng 15% trên tổng số lực lượng lao động.

Bên cạnh việc mở cửa thị trường với nhóm ngành chế biến chế tạo, cũng cần mở cửa thị thị trường đối với các ngành dịch vụ, cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế, cải cách thể chế để thúc đẩy những ngành khác tăng trưởng theo.

PV: Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

Ông Hà Trọng Khiêm, Phó Tổng giám đốc MB (bên trái) nhận giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh”

MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Với cú đúp giải thưởng ‘Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng xanh’ và ‘Ngân hàng Tiêu biểu vì Cộng đồng’, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) một lần nữa khẳng định những bước đi tiên phong trong hành trình phát triển bền vững của mình với mục tiêu mang lại những giá trị tốt đẹp cho môi trường và xã hội...

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Techcombank và Bee Logistics thống nhất cùng triển khai bộ giải pháp tài chính toàn diện: Giải pháp quản lý dòng tiền tích hợp, giải pháp vốn lưu động, đầu tư và các giải pháp giao dịch và tài trợ cho hệ sinh thái của Bee Logistics...

Đại diện Lãnh đạo BIDV và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại buổi làm việc

Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh

BIDV đã huy động nhiều nguồn vốn xanh từ các Nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ, cho vay lại tới khách hàng; trong đó những dự án lớn của AFD do BIDV triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực tới môi trường xã hội...