Tập đoàn Bảo Việt: Lỗ gộp mảng "gốc" - kinh doanh bảo hiểm

Với doanh thu phí bảo hiểm gốc quý 4/2021 tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ lên gần 11.000 tỷ đồng khiến Tập đoàn Bảo Việt (BVH) lỗ gộp kinh doanh bảo hiểm gần 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 472 tỷ đồng.
Tập đoàn Bảo Hiểm lỗ gộp kinh doanh bảo hiểm 5 tỷ đồng. (Ảnh: Int)
Tập đoàn Bảo Hiểm lỗ gộp kinh doanh bảo hiểm 5 tỷ đồng. (Ảnh: Int)

Tập đoàn Bảo Việt vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 với doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ lên gần 11.000 tỷ đồng. Mặt khác, phí nhượng tái bảo hiểm lại giảm hơn 28% xuống còn 1.017 tỷ đồng trong khi hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và doanh thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng giảm 68% xuống dưới 300 tỷ đồng.

Kết quả, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm chỉ nhích nhẹ 3,6% so với cùng kỳ lên 10.044 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng chi phí kinh doanh bảo hiểm lại tăng gần 9% lên 10.048 tỷ đồng khiến BVH lỗ gộp kinh doanh bảo hiểm gần 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 472 tỷ đồng.

Trong kỳ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng không đáng kể trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều được tiết giảm mạnh, lần lượt 25% và 22% so với cùng kỳ. Nhờ vậy, lãi ròng quý 4 của BVH vẫn tăng 4,7% lên 552 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về chủ sở hữu tập đoàn đạt 525 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2021, BVH ghi nhận 37.301 tỷ đồng doanh thu thuần từ hoạt động bảo hiểm và 1.989 tỷ đồng lợi nhuận ròng, lần lượt tăng 8% và 20,5% so với năm trước.

Công ty chứng khoán Rồng Việt đánh giá thu nhập của các công ty bảo hiểm tăng mạnh trong năm 2021 là kết quả tạm thời do các yếu tố kỹ thuật và việc hoãn bồi thường và dự báo đà tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 sẽ khó duy trì như năm 2021 khi chi phí sẽ gia tăng trở lại.

Thời điểm cuối năm 2021, tổng tài sản của Bảo Việt đã tăng 15,7% so với đầu năm lên hơn 169.461 tỷ đồng. Trong đó, giá trị các khoản đầu tư tài chính chiếm đến 88% với 149.348 tỷ đồng, tăng gần 23.756 tỷ đồng so với đầu năm. Phần lớn trong số đó là các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn cụ thể gồm tiền gửi và trái phiếu.

Trong khi đó, nợ phải trả chủ yếu là dự phòng nghiệp vụ dài hạn hơn 125.259 tỷ đồng, đã tăng 19.990 tỷ đồng, tương đương gần 19% so với đầu năm. Nợ vay tài chính cũng tăng gấp 2,4 lần so với đầu kỳ lên hơn 2.774 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...