Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) bầu bổ sung 3 thành viên Hội đồng quản trị, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 3%

Trước đó, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường cuối tháng 3 vừa qua, cổ đông Tập đoàn Cao su Việt Nam đã thống nhất miễn nhiệm 3 thành viên Hội đồng quản trị bao gồm: ông Huỳnh Văn Bảo, ông Phạm Văn Thành và ông Phan Mạnh Hùng…

Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) bầu bổ sung 3 thành viên Hội đồng quản trị, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 3%
Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) bầu bổ sung 3 thành viên Hội đồng quản trị, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 3%

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (mã chứng khoán: GVR) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024. Dự kiến đại hội được tổ chức vào ngày 17/6/2024 bằng hình thức trực tuyến.

Theo đó, đại hội sẽ tiến hành bầu bổ sung 3 thành viên Hội đồng quản trị và 1 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trước đó, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường cuối tháng 3 vừa qua, cổ đông GVR đã thống nhất miễn nhiệm 3 thành viên Hội đồng quản trị bao gồm: ông Huỳnh Văn Bảo, ông Phạm Văn Thành, ông Phan Mạnh Hùng. Do đó, ban quản trị công ty hiện tại có 5 thành viên.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023, Tập đoàn Cao su Việt Nam dự kiến trình cổ đông kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 3% vốn điều lệ. Với 4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến tập đoàn sẽ phải chi 1.200 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức trên.

Về chiến lược kinh doanh, Tập đoàn Cao su Việt Nam cho biết năm 2024 tiếp tục được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức cả trong nước và quốc tế, những thay đổi bất lợi về thời tiết, lãi suất và các yếu tố chi phí đầu vào tăng cao trong khi giá thị trường của cao su và gỗ chưa có chuyển biến tích cực so với năm 2023… sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn và các đơn vị thành viên.

Trên cơ sở phân tích, nhận định những khó khăn, thách thức, tập đoàn sẽ tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, khai thác đảm bảo đạt và vượt kế hoạch năm 2024; theo dõi sát tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng để kịp thời có phương án phù hợp. Đồng thời, tăng cường công tác thu mua để tăng doanh thu, phát huy công suất các nhà máy chế biến, giảm giá thành và tăng việc làm, thu nhập cho người lao động. Tiếp tục đẩy mạnh tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ mủ cao su và các sản phẩm của tập đoàn.

Qua đó, tập đoàn lên kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu đạt 24.999 tỷ đồng doanh thu và 3.437 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 13% và 2% so với kết quả thực hiện năm 2023.

Một thông tin đáng chú ý khác liên quan tới Tập đoàn Cao su Việt Nam, mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa và các đơn vị liên quan đến các sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4, TP.HCM.

Đồng thời, C03 cũng ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét đối với 9 bị can, trong đó có ông Lê Quang Thung - cựu Tổng giám đốc, cựu quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, ông Huỳnh Trung Trực - cựu Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn và ông Phạm Văn Thành - nguyên Trưởng Ban Kế hoạch đầu tư Tập đoàn.

6271-1716555168672585234622-7612.jpg
Các bị can Lê Quang Thung, Huỳnh Trung Trực, Phạm Văn Thành (từ trái qua)

Cùng với đó là những bị án khác nguyên là lãnh đạo Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Việt Tín cùng về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Các bị can này bị khởi tố, bắt giam do liên quan đến sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP.HCM, khu đất này nay là dự án The Tresor thuộc Tập đoàn Novaland.

Xét về tình hình hoạt động kinh doanh, kết thúc quý 1/2024, Tập đoàn Cao su Việt Nam thu về 4.585 tỷ đồng doanh thu thuần, cao hơn cùng kỳ 10,9% chủ yếu do hoạt động cốt lõi là sản xuất và kinh doanh mủ cao su tăng 16%. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp đạt 1.075 tỷ đồng, tăng 7% so với quý 1/2023.

Trong kỳ, chi phí tài chính đạt 111,2 tỷ đồng, giảm 22,1%. Trong khi đó, chi phí bán hàng đạt 113,2 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 363,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 3,7% và 0,4% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, khoản lợi nhuận khác giảm còn 69,9 tỷ đồng, tương ứng giảm 79,2% so với cùng kỳ do khoản tiền bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa phương kỳ này giảm mạnh 64,3 lần còn 3,2 tỷ đồng.

Kết quả, Tập đoàn Cao su Việt Nam ghi nhận lãi sau thuế 650 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 14% so với quý 1/2023.

anh-chup-man-hinh-2024-05-28-luc-155514-8075.png
Thị giá cổ phiếu GVR trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch 28/5, cổ phiếu GVR đóng cửa ở mức 35.600 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp trên thị trường đạt khoảng 142.400 tỷ đồng.

Xem thêm

Bóng dáng Quốc Cường Gia Lai trong vụ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Bóng dáng Quốc Cường Gia Lai trong vụ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Khu đất 39-39B Bến Vân Đồn với diện tích 6.202m2 có nguồn gốc là đất thuộc sở hữu nhà nước, do Tổng Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam quản lý. Nhưng sau đó đã rơi vào tay Quốc Cường Gia Lai sau thương vụ mua bán vốn góp với gần 6 tỷ đồng...

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...