Cao su Việt Nam làm dự án khu công nghiệp gần 500ha tại Tây Ninh

Dự án khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư của dự án là 2.350 tỷ đồng...

Cao su Việt Nam làm dự án khu công nghiệp gần 500ha tại Tây Ninh
Cao su Việt Nam làm dự án khu công nghiệp gần 500ha tại Tây Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tỉnh Tây Ninh. Theo đó, nhà đầu tư dự án là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (mã chứng khoán: GVR).

Dự án được thực hiện tại ấp Đá Hàng và ấp Giữa, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Tổng vốn đầu tư của dự án là 2.350 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 352,5 tỷ đồng.

Về quy mô sử dụng đất của dự án là 495,17ha, không bao gồm phần diện tích: đường Xóm Bố - Bàu Đồn; kênh thủy lợi N8; tuyến đường quy hoạch cao tốc Gò Dầu - Xa Mát và đường sắt TP.HCM - Tây Ninh đi qua dự án.

Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư.

Tại quyết định, Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Tây Ninh phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn nhà đầu tư phân kỳ đầu tư dự án theo các giai đoạn.

Đồng thời đảm bảo hiệu quả sử dụng đất và tiến độ thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Hiệp Thạnh, trong đó giai đoạn sau được thực hiện sau khi giai đoạn trước đã được đầu tư xây dựng theo đúng tiến độ, đạt tỷ lệ lấp đầy theo quy định và khả năng thu hút đầu tư cho giai đoạn sau.

UBND dân tỉnh Tây Ninh kiểm tra, xác định nhà đầu tư đáp ứng điều kiện được Nhà nước cho thuê đất tại thời điểm cho thuê đất; bảo đảm điều kiện được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai.

Còn Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phải cam kết không khiếu kiện và tuân thủ quy định của pháp luật trong trường hợp đất trồng cây cao su hiện do Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh quản lý, sử dụng được cơ quan có thẩm quyền xác định thuộc diện tài sản công và phải xử lý theo quy định của pháp luật về tài sản công, khác với nội dung tại Quyết định này.

Về sức khoẻ doanh nghiệp, tại báo cáo tài chính quý 4/2023 của GVR, Doanh thu thuần của GVR đạt 7.591,1 tỷ đồng, giảm 16,7% so với cùng kỳ.

Doanh thu hoạt động tài chính trong quý ở mức 351,4 tỷ đồng, tăng 43% so với năm ngoái. Trong đó, lãi tiền gửi, tiền cho vay tăng 43%, chi phí tài chính lại giảm 41%, còn 131,3 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 4/2023 của GVR đạt mức 1.416 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Luỹ kế cả năm 2023, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này đạt 3.369,9 tỷ đồng, giảm 29,8% so với năm trước. So với kế hoạch đề ra, GVR chỉ hoàn thành 79% kế hoạch lãi ròng năm.

Tổng tài sản của tập đoàn tại ngày 31/12/2023 ở mức 78.385 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,07% so với đầu năm 2023. Còn nợ phải trả của GVR ở mức 23.531 tỷ đồng.

Xem thêm

Đưa thông tin “không chuẩn”, Agriseco Research đính chính Sacombank chưa đấu giá thành công khu công nghiệp Phong Phú

Đưa thông tin “không chuẩn”, Agriseco Research đính chính Sacombank chưa đấu giá thành công khu công nghiệp Phong Phú

Trước đó vào ngày 19/2/2024, Agriseco Research cho biết “Sacombank đã xác nhận đấu giá thành công khu công nghiệp Phong Phú với giá trị trên 7.900 tỷ đồng” và đang chờ nhận tiền thanh toán. Điều này sẽ giúp Sacombank gia tăng tài sản sinh lời, tạo dư địa tăng trưởng cao trong giai đoạn tới...

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…