Cao su Việt Nam hưởng lợi từ chuyển đất cao su thành đất khu công nghiệp

Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng, giai đoạn 2 dự kiến sẽ nhận được quyết định về tiền sử dụng đất của tỉnh Bình Dương vào tháng 4/2024...

Cao su Việt Nam hưởng lợi từ chuyển đất cao su thành đất khu công nghiệp
Cao su Việt Nam hưởng lợi từ chuyển đất cao su thành đất khu công nghiệp

Báo cáo phân tích Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã chứng khoán: GVR) của Chứng khoán Vietcap cho biết, theo quy hoạch được phê duyệt của 3 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh, khoảng 25 nghìn ha đất cao su sẽ có thể chuyển đổi thành đất khu công nghiệp.

Đây là các tỉnh mà GVR sở hữu lượng đất lớn. Kế hoạch chuyển đổi đất khu công nghiệp của GVR sẽ phù hợp với quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt của các tỉnh trên.

Đối với các dự án hiện tại, dự án Minh Hưng 3 mở rộng, giai đoạn 2 và dự án Bắc Đồng Phú mở rộng, giai đoạn 2 đang tiến hành trình lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng, giai đoạn 2 dự kiến sẽ nhận được quyết định về tiền sử dụng đất của tỉnh Bình Dương vào tháng 4/2024.

Về kế hoạch lợi nhuận trước thuế của GVR, dự báo của Vietcap trong năm 2024 và 2025 lần lượt là 4,1 nghìn tỷ đồng và 5,1 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 85% và 84%. GVR cũng đặt mục tiêu tiêu thụ cao su hàng năm đạt 500 nghìn tấn và tiêu thụ gỗ/sản phẩm gỗ hàng năm đạt 1,5 triệu m3 trong năm 2025.

Báo cáo cho rằng, chênh lệch giữa kế hoạch lợi nhuận sau thuế trong năm 20244, 2025 chủ yếu do tiêu thụ và ASP cao su phục hồi mạnh hơn so với kế hoạch của công ty.

Hiện nay, giá cao su thúc đẩy phục hồi lợi nhuận trong năm 2024 của GVR. Ban lãnh đạo kỳ vọng giá cao su sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2024 so với hiện tại, nhưng vẫn kỳ vọng ASP năm 2024 sẽ tăng khoảng 2-3 triệu đồng/tấn so với năm 2023.
Trong quý 1/2024, ASP cao su của GVR đạt khoảng 36,7 triệu đồng/tấn, so với mức 32,5 triệu đồng/tấn trong quý 1/2023. Một trong những sản phẩm chính của công ty là cao su RSS3 đã ghi nhận mức tăng ASP đáng kể, từ khoảng 37,5 triệu đồng/tấn vào tháng 1/2024 lên khoảng 49 triệu đồng/tấn vào tháng 3/2024. Ban lãnh đạo cho rằng chủ yếu là do các hạn chế về nguồn cung đã ảnh hưởng đến Thái Lan, Indonesia và do giá dầu tăng cao.

Đối với phương án tái cơ cấu đến hết năm 2025, kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 tiếp tục được thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ. Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại GVR hiện nay là 96,77%.

GVR sẽ duy trì 100% sở hữu tại 20 công ty con, giữ quyền sở hữu tại 13 công ty với tỷ lệ vốn trên 65% , duy trì tỷ lệ sở hữu tại 9 công ty có tỷ lệ góp vốn từ 50-65% và duy trì tỷ lệ vốn góp hiện tại tại 17 công ty có tỷ lệ sở hữu dưới 50%.

Ngoài ra, Cao su Việt Nam có kế hoạch thoái vốn khỏi 8 công ty mà doanh nghiệp không nắm cổ phần đa số. Trong khi đó, ban lãnh đạo GVR cho biết, công ty đã trình tờ trình lên Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC). Đề xuất này cho biết GVR hiện chưa triển khai kế hoạch thoái vốn nhà nước giai đoạn 2024-2025 và dự định sẽ tiến hành nghiên cứu chi tiết hơn kể từ năm 2026.

Trước đó vào tháng 2/2024, truyền thông đưa tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ phê duyệt phương án tái cơ cấu 3 doanh nghiệp thuộc CMSC vào cuối năm 2025 gồm: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông Mobifone và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…