Tập đoàn Đại An và đối tác Ấn Độ ký hợp tác trị giá 500 triệu USD

Một tín hiệu vui trong chuyến công du của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn doanh nghiệp Việt Nam. Trong chuyến đi này, tại Hàn Quốc và Ấn Độ các doanh nghiệp đã ký kết được nhiều dự án với số vốn đăng ký đầu tư lên tới hàng chục tỷ đô la Mỹ.
Tập đoàn Đại An và đối tác Ấn Độ ký hợp tác trị giá 500 triệu USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đang diễn ra từ ngày 15 đến 19/12, các doanh nghiệp hai nước đã tiến thành ký kết hợp tác trong nhiều dự án với số vốn đăng ký đầu tư lên tới hàng chục tỷ USD.

Đáng chú ý trong đó, bà Trương Tú Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn phát triển Khu công nghiệp - Đô thị Đại An đã đại diện doanh nghiệp này tiến hành ký kết biên bản thỏa thuận giữa Tập đoàn Đại An và Công ty Sri Avantika Contractors Ltd., Ấn Độ.

Theo đó, hai bên thống nhất những nội dung quan trọng để triển khai dự án trong năm 2022, trong đó có việc hợp tác thực hiện triển khai hạ tầng dự án Công viên Dược tại Việt Nam (bao gồm dự án khu công nghiệp công nghệ cao) trị giá 500 triệu USD.

Với thỏa thuận này, Tập đoàn Đại An sẽ là đối tác chiến lược của Sri Avantika Contractors Ltd., tại Việt Nam trong việc lựa chọn địa điểm phù hợp cho mục đích Xây dựng Công Viên Dược.

Ngoài ra, Công ty TNHH Film SKC Việt Nam (công ty thành viên của Tập đoàn Đại An) cũng đã ký biên bản với Công ty TNHH Ramky Enviro Engineers để thực hiện hợp tác các dự án quản lý chất thải, bao gồm nhưng không giới hạn ở xử lý chất thải thành năng lượng, chất thải công nghiệp và chất thải y tế, tái chế tại Việt Nam với trị giá đầu tư 150 triệu USD.

Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc cho rằng, những hoạt động này đã chứng minh cho việc biến cái không thể thành có thể. Khi mà "Giữa mùa dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp, nhưng không phải trong nguy cơ dịch bệnh kéo dài mà các dự án phát triển kinh tế của Việt Nam phải dừng lại. Đảng, Quốc hội và Chính phủ kết hợp với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài luôn sẵn sàng cho hợp tác đầu tư xuyên quốc gia". 

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.