Tập đoàn Hoa Sen thu 2 tỷ tiền lãi mỗi ngày giữa lúc ngành thép đi ngang

Mặc dù vẫn duy trì lãi ròng 2 tỷ đồng mỗi ngày trong quý 2 của niên độ nhưng Tập đoàn Hoa Sen đang phải đối mặt với không ít khó khăn khi áp lực chi phí và hiệu quả kinh doanh đang giảm sút rõ rệt trong bối cảnh ngành thép chững lại...

Tập đoàn Hoa Sen thu 2 tỷ tiền lãi mỗi ngày giữa lúc ngành thép đi ngang

Giữa bối cảnh ngành tôn thép đang trải qua giai đoạn chững lại, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) vẫn duy trì được mức lợi nhuận ấn tượng, tương đương khoảng 2 tỷ đồng lãi ròng mỗi ngày trong quý 2 niên độ tài chính 2024–2025.

Tuy nhiên, đằng sau con số tưởng chừng tích cực này là nhiều dấu hiệu cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đang đối mặt với sức ép lớn hơn so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 niên độ tài chính 2024–2025 (từ ngày 1/1/2025 đến 31/3/2025), sản lượng tiêu thụ hợp nhất của Tập đoàn Hoa Sen đạt 432.919 tấn. Tổng doanh thu hợp nhất ghi nhận 8.663 tỷ đồng, giảm nhẹ 8,6% so với cùng kỳ. Mặc dù quy mô bán hàng vẫn duy trì ở mức cao, nhưng biên lợi nhuận gộp đã không được cải thiện đáng kể khi giá vốn hàng bán chiếm tới 87% doanh thu, tương ứng 7.376 tỷ đồng.

Ở các khoản mục khác, bức tranh tài chính càng trở nên rõ nét hơn về áp lực chi phí mà Hoa Sen đang gánh chịu. Doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ còn 120 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí tài chính lại tăng vọt 61%, lên mức 68 tỷ đồng. Cùng lúc, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh tới 41%, lên 170 tỷ đồng, cho thấy áp lực điều hành nội bộ ngày càng lớn. Khoản lợi nhuận khác cũng giảm tới 46%, chỉ còn 7 tỷ đồng.

Sau khi trừ hết các chi phí, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Tôn Hoa Sen trong quý này chỉ còn 205 tỷ đồng, giảm 35% so với mức 318 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu niên độ tài chính 2024–2025 (từ 1/10/2024 đến 31/3/2025) của Tập đoàn Hoa Sen cho thấy, sản lượng hợp nhất của HSG đạt gần 947.000 tấn, tương ứng 49% kế hoạch năm. Doanh thu hợp nhất cũng chạm mốc 18.674 tỷ đồng, hoàn thành 53% kế hoạch.

Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 371 tỷ đồng, chỉ chiếm 74% mục tiêu lợi nhuận theo phương án cao mà công ty đề ra. Trung bình mỗi ngày, Hoa Sen tạo ra hơn 2 tỷ đồng lợi nhuận.

Tuy nhiên, đằng sau bức tranh lợi nhuận là những chuyển biến tài chính cần được lưu tâm. Dòng tiền và các khoản tương đương tiền của Tập đoàn Hoa Sen đã sụt giảm mạnh 35%, từ 602 tỷ đồng xuống còn 391 tỷ đồng. Dù vậy, lượng hàng tồn kho cũng giảm tương ứng 17%, chỉ còn hơn 8.000 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2025-04-23-luc-210156.png
Lượng hàng tồn kho tính đến 31/3/2025 của Tập đoàn Hoa Sen

Ở một khía cạnh khác, khoản tiền gửi có kỳ hạn tuy chỉ ở mức 7 tỷ đồng nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với mức 1 tỷ đồng vào đầu kỳ. Đáng chú ý, tổng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đến ngày 31/3 chỉ còn 3.532 tỷ đồng, giảm 34% so với thời điểm đầu kỳ. Trong đó, phần lớn nợ tập trung tại 2 ngân hàng Vietinbank và Vietcombank, lần lượt là hơn 1.400 tỷ và hơn 1.000 tỷ đồng.

Tính đến hết quý 2 niên độ, tổng tài sản của Tập đoàn Hoa Sen ở mức hơn 17.500 tỷ đồng, giảm 10,2% so với đầu kỳ. Phần lớn sự sụt giảm đến từ việc thu hẹp nợ phải trả, hiện còn hơn 6.200 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Trong khi đó, nợ dài hạn gần như không đáng kể, chỉ khoảng 16,8 tỷ đồng.

Tại Đại hội cổ đông thường niên vừa qua, Chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Phước Vũ đã không ngần ngại mô tả bức tranh ngành thép hiện tại bằng những từ ngữ thực tế và thẳng thắn. Theo ông, ngành đang rơi vào trạng thái “đi ngang là may”, khi tổng công suất sản xuất thép nội địa đã vượt xa nhu cầu thị trường, trong khi khả năng xuất khẩu bị thu hẹp đáng kể. “Xu thế là đi xuống. Nếu đi ngang được đã là xuất sắc,” ông Vũ nhấn mạnh.

Về kế hoạch kinh doanh trong niên độ 2024–2025, Hoa Sen đề ra hai kịch bản. Kịch bản thứ nhất là tiêu thụ 1,8 triệu tấn sản phẩm, thu về 35.000 tỷ đồng doanh thu và đạt lợi nhuận sau thuế 400 tỷ đồng. Kịch bản cao hơn là sản lượng 1,95 triệu tấn, doanh thu 38.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 500 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

Trong bối cảnh thị trường chưa thực sự ổn định và nhiều yếu tố ngoại lực còn tiềm ẩn rủi ro, giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì thế phòng thủ, thận trọng trong phân bổ vốn và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc...

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index tiếp tục đà hồi phục mạnh mẽ, vượt mốc 1.300 điểm trong phiên 14/5 và đang dần áp sát vùng cản kỹ thuật 1.320–1.340 điểm, tuy nhiên, đà tăng này cũng tiềm ẩn những rung lắc khi thị trường tiệm cận vùng kháng cự mạnh, báo hiệu khả năng điều chỉnh ngắn hạn trong các phiên tới...

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Trong khi phần lớn cổ phiếu trên thị trường èo uột về thanh khoản và lợi nhuận, loạt cái tên tưởng như bị lãng quên như May Phan Thiết, Mai táng Hải Phòng hay Cơ khí Phổ Yên lại “ghi điểm” với mức cổ tức lên đến hàng trăm phần trăm bằng tiền mặt...

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

Thị trường chứng khoán mở đầu tuần mới đầy khởi sắc khi VN-Index tăng gần 16 điểm, vượt qua vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 4 và tiến sát mốc tâm lý 1.300 điểm, tuy nhiên giới phân tích cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục rung lắc và phân hóa trong ngắn hạn, đặc biệt tại những vùng kháng cự mạnh...

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

Thị trường đã có tuần giao dịch đầu tháng 5 đầy khởi sắc, lấy lại gần như toàn bộ mức giảm mạnh trong tháng 4 nhờ loạt thông tin tích cực từ diễn biến đàm phán thương mại, dù vậy, áp lực đang dần hiện hữu, khiến xu hướng sắp tới được dự báo sẽ giằng co hơn khi chỉ số tiến gần mốc 1.300 điểm...