Tập đoàn Lộc Trời góp vốn thành lập công ty con quy mô 55 tỷ đồng

Công ty con có tên là Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Lộc Trời, trong đó Tập đoàn Lộc Trời dự kiến góp 41,2 tỷ đồng, tương đương 75% vốn điều lệ…

Tập đoàn Lộc Trời góp vốn thành lập công ty con quy mô 55 tỷ đồng

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán: LTG) đã thông qua việc góp vốn thành lập công ty con là Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Lộc Trời.

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất khác sử dụng trong nông nghiệp; bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại; buôn bán bao bì các loại.

Cụ thể, Tập đoàn Lộc Trời góp 41,2 tỷ đồng, tương đương 75% vốn điều lệ công ty con; Công ty Cổ phần Nông sản Lộc Trời góp 5,5 tỷ đồng, tương đương 10% vốn; Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời góp 5,5 tỷ đồng, tương đương 10% vốn và Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời góp 2,75 tỷ đồng, tương đương 5% vốn.

Thời gian góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Lộc Trời được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ở một diễn biến khác, Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố sửa đổi, bổ sung tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, dự kiến diễn ra vào ngày 26/6 tới đây.

Theo đó, Tập đoàn Lộc Trời đã điều chỉnh kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt sang hình thức cổ phiếu với tỷ lệ được giữ nguyên là 30%. Trong năm 2024 và năm 2025, công ty dự kiến mức cổ tức bằng cổ phiếu là 30%. Điều này được công ty giải thích nhằm đảm bảo và tăng cường lợi ích cho cổ đông kết nối với hiệu suất kinh doanh.

Một nội dung đáng chú ý trong tài liệu sửa đổi, bổ sung là tờ trình đề xuất của cổ đông Marina Viet Pte.Ltd về việc trình cổ đông xem xét và phê duyệt kế hoạch niêm yết cổ phiếu LTG trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong năm 2024. Đây là cổ đông lớn nhất, hiện đang nắm giữ 25,12% vốn điều lệ của Tập đoàn Lộc Trời.

Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị công ty cũng sẽ trình cổ đông triển khai các thủ tục liên quan đến niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE trong năm 2024.

Thực tế, nội dung chuyển giao dịch cổ phiếu LTG từ UPCoM sang HOSE đã được Đại hội đồng cổ đông năm 2018 thông qua, nhưng trong 2 kỳ họp sau đó vào năm 2019, 2020 liên tục được gia hạn.

Đến Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, cổ đông của LTG tiếp tục thông qua gia hạn chuyển sàn và dự kiến hoàn tất niêm yết HOSE chậm nhất đến năm 2025.

Ngoài tờ trình về việc thay đổi kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 và niêm yết cổ phiếu trên HOSE, Ban lãnh đạo Tập đoàn Lộc Trời đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2024 ở mức 50 tỷ đồng. Kế hoạch kinh doanh trên được đưa ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh quý 1/2024 của công ty không mấy thuận lợi.

Cụ thể, trong quý đầu tiên của năm 2024, doanh thu thuần của Lộc Trời đạt 3.848 tỷ đồng, tăng 56,9% so với cùng kỳ năm 2023, chủ yếu đến từ mảng lương thực - lúa, gạo với mức tăng trưởng 96,1%, đạt 3.284 tỷ đồng.

Cùng chiều doanh thu, giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh 65,3% lên mức 3.603 tỷ đồng, khiến lãi gộp của công ty giảm còn 245 tỷ đồng, thấp hơn 10,2% so với quý 1/2023.

Trong kỳ, doanh thu tài chính đạt 32,9 tỷ đồng, giảm 46,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng 28,3% lên mức 188,6 tỷ đồng, phần lớn là chi phí lãi vay chiếm 126,8 tỷ đồng và khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 52,3 tỷ đồng.

Khấu trừ chi phí, Tập đoàn Lộc Trời báo lỗ sau thuế 96,2 tỷ đồng, tăng 18,5% so với khoản lỗ 81,2 tỷ đồng của quý 1/2023.

Tính đến ngày 31/3/2024, quy mô tài sản của Tập đoàn Lộc Trời đạt khoảng 11.912 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn đạt 6.621 tỷ đồng, chiếm 55,6% tổng tài sản.

Bên cạnh đó, tổng số nợ phải trả là 8.938 tỷ đồng, chiếm phần lớn là nợ ngắn hạn với 8.849 tỷ đồng, còn lại 88,8 tỷ đồng là nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc quý 1/2024 đạt khoảng 2.973 tỷ đồng, giảm 3,1% so với thời điểm đầu năm 2024.

anh-chup-man-hinh-2024-06-20-luc-130840-1515.png
Thị giá cổ phiếu LTG trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 20/6, cổ phiếu LTG đang giao dịch quanh mức 22.100 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp trên thị trường đạt khoảng 2.226 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...