Tập đoàn Vietravel muốn bán gần 1,8 triệu cổ phiếu VTR khi thị giá trôi về vùng đáy

Tập đoàn Vietravel vừa đăng ký bán gần 1,8 triệu cổ phiếu VTR. Tạm tính tại mức thị giá cổ phiếu VTR hiện tại, Vietravel Corporation có thể thu về khoảng 38 tỷ đồng từ thương vụ thoái bớt vốn.

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Tập đoàn Vietravel (Vietravel Corporation) đã đăng ký bán 1.785.714 cổ phiếu VTR tương đương 10,7% vốn của CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel), theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc giao dịch khớp lệnh trên sàn.

Mục đích thực hiện giao dịch là để giảm tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến được thực hiện trong khoảng thời gian 16/12/2022 – 13/1/2023. Hiện số lượng cổ phiếu VTR mà Tập đoàn Vietravel nắm giữ là hơn 7 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ 42,24%.

Thông tin khác, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT đồng thời của Tập đoàn Vietravel và CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel hiện đang sở hữu 286.530 cổ phiếu VTR, tương đương tỷ lệ 1,72%.

cổ phiếu VTR

Tập đoàn Vietravel đã đăng ký bán gần 1,8 triệu cổ phiếu VTR

Về kết quả kinh doanh 9 tháng, Vietravel ghi nhận doanh thu đạt 2.680 tỷ đồng, cao gấp 4,4 lần so với cùng kỳ nhưng lại lỗ 108 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do khoản lỗ từ công ty liên kết trong khi mảng du lịch đang đóng góp lợi nhuận khá tốt.

Theo giải trình, nhờ mở cửa du lịch cũng như rơi vào cao điểm dịp Hè, chỉ tính riêng mảng du lịch, doanh thu quý 3 của Vietravel đạt gần 1.500 tỷ đồng, gấp 26 lần cùng kỳ, lợi nhuận từ mảng du lịch đạt hơn 144 tỷ đồng. Ngược lại tại mảng hàng không, lợi nhuận từ các đường bay nội địa của Vietravel Airlines đang triển khai vẫn chưa bù đắp được cho các khoản chi phí.

Hiện, Vietravel Airlines đang trong quá trình thực hiện các thủ tục xin cấp phép để mở rộng đường bay quốc tế vào cuối năm 2022, đầu năm 2023. Với các đường bay quốc tế được đưa vào khai thác, Vietravel Airlines nhiều khả năng cân đối được chi phí và tạo được lợi nhuận cho Vietravel.

Trên thị trường, VTR hiện đang trong diện hạn chế giao dịch trên UpCOM và chỉ được giao dịch vào ngày thứ 6 hàng tuần do âm vốn chủ sở hữu. Cổ phiếu này giao dịch quanh vùng đáy với mức 21.400 đồng/cổ phiếu (kết phiên 9/12), giảm 75% so với đỉnh đạt được hồi đầu tháng 10/2019. Tạm tính tại mức thị giá này, Vietravel Corporation có thể thu về khoảng 38 tỷ đồng từ thương vụ thoái bớt vốn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...