Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã thu hồi được 220 tỷ đồng công nợ của FLC

Sáng 25/4, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã chứng khoán: HBC) tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2022. Một nội dung đáng chú ý được cập nhật đến các cổ đông là HBC đã thu hồi được 220 tỷ đồng trên tổng số nợ phải thu là 285 tỷ đồng của Tập đoàn FLC.

Đây là một trong những thông tin khiến cổ đông của HBC vui mừng vì vụ việc này đã kéo dài đến nay là 7 năm, khiến hai bên phải "đáo tụng đình"

Theo đó, cuối năm 2014, HBC và FLC đã ký kết 02 hợp đồng thi công xây dựng các hạng mục: Nhà câu lạc bộ, Trung tâm hội nghị; Khu Fusion và Khu Alacarte thuộc Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn do FLC làm chủ đầu tư tại Sầm Sơn, Thanh Hóa.

HCB cho biết: Để thực hiện 02 hợp đồng nêu trên, chỉ trong vỏn vẹn 09 tháng, HBC đã huy động tối đa nhân lực, vật lực để thi công liên tục, tăng ca không ngừng nghỉ kể cả dịp Tết Nguyên đán nhằm bảo đảm chất lượng và hoàn thành tiến độ gắt gao theo yêu cầu của FLC.

Công trình đã kịp khánh thành và phục vụ cho năm Du lịch Quốc gia tại Sầm Sơn, Thanh Hóa, được tổ chức vào tháng 7/2015. Năm 2016, HBC đã gửi hồ sơ quyết toán cho 2 hợp đồng này.

Sau đó, rất nhiều công văn yêu cầu FLC phê duyệt hồ sơ quyết toán đã được gửi đi nhưng HBC vẫn không nhận được sự hợp tác thiện chí từ phía FLC. Vì vậy, HBC phải khởi kiện ra tòa để đòi nợ và đều thắng kiện, buộc FLC phải trả cho HBC số tiền ở thời điểm phán quyết là 277 tỷ đồng.

HBC cho biết: Số tiền còn lại 65 tỷ đồng, FLC phải thanh toán cho HBC trong tháng 4/2022. Trường hợp FLC không thực hiện đúng lịch thanh toán thì HBC sẽ yêu cầu Cơ quan Thi Hành Án thực hiện thi hành án theo đúng quy định của pháp luật.

Năm 2021, HBC lãi ròng gần 103 tỷ đồng, tăng hơn 19% so với năm ngoái đồng thời đánh dấu mốc quay lại dẫn đầu toàn ngành (sau 10 năm bị Coteccons áp đảo). Với kết quả này, doanh nghiệp dự kiến trình cổ đông phương án trả cổ tức năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ 3% (300 đồng/cổ phần) và bằng cổ phiếu với tỷ lệ 7%.

Năm 2022, HBC đặt mục tiêu rất cao với tổng doanh thu 17.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 350 tỷ đồng; tăng lần lượt 54% và 261% so với năm 2021.

Theo chiến lược 2022 - 2032, HBC đặt mục tiêu phát triển thị trường nước ngoài, duy trì tốc độ phát triển doanh thu 5 năm tăng 5 lần, đến năm 2032 doanh thu xấp xỉ 20 tỷ USD và lợi nhuận gần 1 tỷ USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...