Techcombank sẽ bán toàn bộ 172,3 triệu cổ phiếu quỹ “ôm” lại từ HSBC

Với hơn 9.345 tỷ đồng lợi nhuận có thể phân phối, song HĐQT Techcombank vẫn trình Đại hội cổ đông xem xét giữ lại để tăng vốn, không chia cổ tức. Ngân hàng tiếp tục theo đuổi kế hoạch niêm yết trên Ho
Techcombank sẽ bán toàn bộ 172,3 triệu cổ phiếu quỹ “ôm” lại từ HSBC

Năm 2018 Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế chạm mốc 10.000 tỷ đồng

Lãi đậm, dồn lực tăng vốn

Sáng 3/3, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2018 và mở màn cho mùa ĐHCĐ của ngành ngân hàng. Năm 2017 ghi nhận sự tăng trưởng kinh doanh ấn tượng của Techcombank.

Theo Báo cáo gửi cổ đông, đến cuối năm 2017, tổng tài sản của ngân hàng tăng trưởng 14,5%, đạt 269.392 tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng 15,96% lên mức 181.002 tỷ đồng. Huy động vốn (gồm chứng chỉ tiền gửi) chỉ tăng nhẹ 1,14% đạt 175.435 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của Techcombank tiếp tục tăng trưởng ở mức 37,5% lên 26.931 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ ở năm qua mới tăng từ 8.878 tỷ đồng lên hơn 11.655 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế cả năm 2017 đạt 8.036 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước và vượt 60% kế hoạch đề ra (kế hoạch là hơn 5.020 tỷ đồng).

Theo tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận năm 2017, Techcombank sẽ trích lập hai quỹ bổ sung vốn điều lệ ở ngân hàng và các công ty con tổng cộng 325 tỷ đồng, trích quỹ dự phòng tài chính ở ngân hàng 567,7 tỷ đồng và công ty con là 45,2 tỷ đồng.

Sau khi trích lập, lợi nhuận còn lại 5.507 tỷ đồng, cùng với 7.140 tỷ đồng lợi nhuận chưa sử dụng các năm trước (gồm của ngân hàng và công ty con) thì hiện Techcombank có tổng cộng 9.345 tỷ đồng có thể phân phối.

Mặc dù lãi đậm và dư dả lợi nhuận nhưng HĐQT ngân hàng trình cổ đông sẽ sử dụng nguồn vốn này để thực hiện tăng vốn tự có, vốn cổ phần của ngân hàng theo quy định pháp luật. Có thể thấy, Techcombank đã duy trì chính sách không chia cổ tức suốt 8 năm liên tiếp để dành nguồn lực cho việc tăng quy mô vốn, phục vụ cho chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng kinh doanh và cải thiện các chỉ số an toàn, lành mạnh tài chính.

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh - Tổng giám đốc Techcombank phân tích, chi tiết về các chỉ tiêu kinh doanh đã tăng trưởng cao trong 3 năm qua. Trong đó, lợi nhuận năm 2017 đã tăng gấp đôi trong 2 năm qua. Hệ số ROE năm 2017 tăng 23,84%, ROE tăng 2,09%.

Hoạt động tín dụng tăng tưởng đều trên hai con số, biên thu nhập thuần NIM duy trì ở mức 3,9%, giảm nhẹ so với mức 4,06% của năm 2016. Tỷ trọng thu nhập phí thuần trên tổng thu nhập hoạt động tiếp tục tăng trưởng 23,32% so với mức 16,53% của năm trước. Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập CIR được kiểm soát tốt ở mức 28,75%, giảm dần từ mức cao 59,42% của năm 2013.

“Chúng tôi không tập trung nhiều về tăng tài sản dư nợ mà chú trọng tăng tài sản đi kèm với kiểm soát rủi ro tốt nhất. Năm 2017, techcombank đã mua lại và tất toán toàn bộ nợ bán cho VAMC. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống mức thấp nhất trong hệ thống”, ông Quốc Anh nhấn mạnh.

Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank chia sẻ, “nhờ việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ nhiều năm trước và tất toán nợ xấu từ năm 2017, thì từ năm 2018 ngân hàng sẽ không phải trích lập dự phòng rủi ro các khoản nợ xấu này nữa. Nhờ đó, trong thời gian tới việc hoàn nhập dự phòng rủi ro sẽ đem lại cho ngân hàng số lợi nhuận đáng kể”. Đến cuối năm 2017, số dư quỹ dự phòng rủi ro của Techcombank là hơn 3.609 tỷ đồng.

Với kết quả tích cực, Techcombank trình ĐHCĐ thường niên kế hoạch kinh doanh năm 2018 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao hơn. Cụ thể, tổng tài sản tăng trưởng 17% lên mức 315.184 tỷ đồng. Huy động vốn năm nay sẽ tăng mạnh 40% lên 246.318 tỷ đồng, trong khi tín dụng tăng trưởng tối đa 18% lên 213.582 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới mức 2% tổng dư nợ.

Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất sẽ đạt mốc 10.000 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với năm trước.

Bán 172,3 triệu cổ phiếu quỹ

Nội dung đáng chú ý tại ĐHCĐ thường niên năm nay là kế hoạch bán cổ phiếu quỹ và phát hành cổ phiếu ESOP. Ngân hàng đã hoàn tất việc mua lại cổ phần làm cổ phiếu quỹ vào ngày 15/8/2017 đối với toàn bộ phần thoái vốn của cổ đông HSBC. Đến thời điểm này, ngân hàng đã có tổng cộng 172,35 triệu cổ phiếu quỹ, tương ứng giá trị tính theo mệnh giá cổ phần là 1.723 tỷ đồng và chiếm 19,14% vốn điều lệ ngân hàng.

Thông qua chào mua công khai, mỗi cổ phần được mua với giá bình quân 23.445 đồng/CP, ước tính Techcombank đã chi ra khoảng 4.040 tỷ đồng để mua toàn bộ phần vốn này.

Theo tờ trình, Techcombank đưa ra 2 đợt phán cổ phiếu quỹ: bán theo chương trình ESOP với số lượng 13,98 triệu cổ phần (tối đa không quá 1,5% vốn điều lệ), dự kiến thực hiện trong quý 2/2018 hoặc thời điểm do HĐQT quyết định. Dự kiến thu về khoảng 139,86 tỷ đồng.

Đợt 2 là bán cổ phiếu quỹ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước với số lượng tối đa 158,36 triệu cổ phần. HĐQT sẽ quyết định phương thức bán, thời điểm, lựa chọn đối tượng nhà đầu tư mà không nhất thiết phải là cổ đông hiện hữu. HĐQT cũng sẽ quyết định giá bán cổ phiếu quỹ sng không thấp hơn giá mua thực tế nêu trên và các điều kiện khác.

Trong trường hợp bán cho nước ngoài, ĐHCĐ thường niên 2018 sẽ biểu quyết nội dung “tỷ lệ giới hạn cho khối ngoại tại ngân hàng tối đa là 30% vốn điều lệ”.

Chủ tịch Hồ Hùng Anh giải thích, ngân hàng không lựa chọn phương án phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn như kế hoạch đề ra mà sẽ bán toàn bộ cổ phiếu quỹ đã mua lại từ HSBC. Khi phát hành thêm, số lượng cổ lưu hành sẽ tăng lên nhưng về giá trị thì phải nhìn quy mô vốn chủ sở hữu hiện hơn 26.930 tỷ đồng thì ngân hàng hoàn toàn chủ động việc tăng vốn bất cứ lúc nào.

Trong đợt IPO chào bán cho cổ đông nước ngoài, sẽ không gây ra vấn đề bất lợi.

Niêm yết cổ phiếu trên HoSE

Tại kỳ họp ĐHCĐ năm nay, HĐQT tiếp tục trình cổ đông phê duyệt việc niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE). Đồng thời, ĐHCĐ uỷ quyền cho HĐQT quyết định thời điểm nộp hồ sơ niêm yết, tài liệu, và mọi vấn đề liên quan tới kế hoạch niêm yết, thủ tục liên quan… Đây là lần thứ 4 ngân hàng trình lên cổ đông phê duyệt kế hoạch niêm yết cổ phiếu, song trong giai đoạn 2014-2017, ngân hàng đã “lỡ hẹn” lên sàn. Với thị trường chứng khoán tăng trưởng tích cực và sắp vượt đỉnh lịch sử 1.170 điểm, việc niêm yết cổ phiếu thời điểm này sẽ thuận lợi và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. 

Chia sẻ với cổ đông, ông Hồ Hùng Anh cho biết: “Năm 2017 chưa phải thời điểm thích hợp để ngân hàng thực hiện niêm yết cổ phiếu. Nhưng năm 2018, cùng với việc triển khai bán cổ phiếu quỹ thì niêm yết sẽ phù hợp hơn, và là thời điểm tốt nhất cho cổ đông, ngân hàng”.

>> HSBC thoái hết vốn, Techcombank muốn "linh hoạt" tỷ lệ sở hữu nước ngoài

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...