Thắng thua bởi thời tiết: Sản lượng sầu riêng Malaysia giảm 20%, Việt Nam xuất khẩu bùng nổ với mức tăng 74%

Các nhà xuất khẩu sầu riêng Malaysia nhận thấy vụ thu hoạch năm nay bị chậm trễ do tình hình thời tiết khó lường, trong khi đó, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái…

Thắng thua bởi thời tiết: Sản lượng sầu riêng Malaysia giảm 20%, Việt Nam xuất khẩu bùng nổ với mức tăng 74%

Nguồn cung sầu riêng ở một số thị trường châu Á đang bị ảnh hưởng khi sản lượng tại Malaysia giảm 20% do thời tiết khắc nghiệt. Về mặt tích cực, giá cả vẫn giữ mức ổn định so với năm ngoái.

Mùa sầu riêng cao điểm ở Malaysia thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8. Tuy nhiên, mùa thu hoạch năm nay đang có xu hướng ngắn hơn thông thường do thời tiết bất lợi . Điều này đã ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của trái cây.

Tại Singapore, một trong những quốc gia nhập khẩu sầu riêng Malaysia nhiều nhất, các chủ tiệm ở con phố Geylang Road đều bất ngờ trước tình hình hiện nay. “Có những tuần chúng tôi nhận được nguồn hàng rất lớn, rồi đột nhiên, như hôm nay, sụt giảm đi gần 60%. Nguồn cung trong năm nay biến động vô cùng”, anh Ah Loon - chủ cửa hàng sầu riêng 227 Kantong chia sẻ với tờ CNA.

Mặc dù nguồn cung có phần bị thắt chặt, nhưng những chủ tiệm ở đây cho biết trung bình vẫn bán được 100 giỏ sầu riêng mỗi ngày, mức doanh số mà họ khá hài lòng.

Musang King tiếp tục là mặt hàng được người tiêu dùng Singapore ưa chuộng nhất. Musang King từ lâu đã được biết đến là loại sầu riêng ngon bậc nhất và có nguồn gốc từ bang Sabah thuộc Malaysia. Giá một kg sầu riêng Musang King dao động từ 23 SGD - 38 SGD (tương đương 500.000 - 700.000 đồng), tương đương so với năm ngoái.

“Musang King vẫn là top đầu ở Singapore. Tuy nhiên, khách hàng cũng đang chi nhiều hơn cho các giống sầu riêng khác như Red Prawn (sầu riêng Tôm Đỏ), Black Thorn (sầu riêng Gai Đen) và Golden Phoenix (sầu riêng Phượng hoàng vàng)”, ông Charlie Phua, giám đốc phát triển kinh doanh tại nhà cung cấp Durian Supply giải thích.

teoh-sock-soon-7664.jpg
Một tiệm sầu riêng đắt khách ở Singapore

Các nhà nhập khẩu tại Singapore đã đưa ra đảm bảo với khách hàng rằng, bất chấp các vấn đề thời tiết và cả kế hoạch Malaysia xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc - thị trường tiêu thụ trái cây lớn nhất thế giới - họ cũng không phải lo lắng về tình trạng thiếu hụt quá trầm trọng.

Bởi lẽ, trên thực tế, thị trường Trung Quốc có xu hướng ưa chuộng các loại sầu riêng lạ như Black Thorn hơn là giống truyền thống, phổ biến Musang King.

Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất của Việt Nam trong năm nay. Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 919 triệu USD sầu riêng trong 5 tháng đầu năm 2024, tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều này giúp sầu riêng trở thành loại trái cây xuất khẩu hàng đầu của nước ta, cao hơn gấp 3,5 lần so với quả thanh long - hiện đang đứng ở vị trí thứ hai.

Ước tính trong tháng 6, xuất khẩu sầu riêng sẽ đạt 600 triệu USD và nâng tổng kim ngạch 6 tháng đầu năm lên 1,5 tỷ USD.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), sầu riêng Việt Nam hiện có lợi thế hơn so với Thái Lan, nhờ sản lượng dồi dào và thu hoạch quanh năm, giúp tránh được cạnh tranh trực tiếp với một số quốc gia thu hoạch theo mùa.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có vị trí địa lý gần Trung Quốc hơn nên chi phí vận chuyển thấp và thời gian vận chuyển nhanh hơn.

Mặc dù vậy, một số lô hàng sầu riêng của Việt Nam đã bị đánh dấu và cảnh báo nhiễm chất cấm, có thể gây ảnh hưởng uy tín hàng Việt Nam, ông Nguyên cho biết. Một lần nữa, ông Nguyên nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tăng cường kiểm soát chất lượng tại cả vườn và các cơ sở đóng gói để đảm bảo không lô hàng nhiễm chất cấm nào được xuất khẩu.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 2,65 tỷ USD trái cây và rau quả, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoảng 1,71 tỷ USD trong số đó được xuất sang Trung Quốc, tăng 32,94%. Xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm khác như Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản cũng tăng mạnh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…