Nhu cầu toàn cầu với "Vua trái cây - sầu riêng" tăng vọt 400%

Theo HSBC, nhu cầu sầu riêng toàn cầu đã tăng 400% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu được thúc đẩy bởi “cơn sốt” trái cây ở Trung Quốc…

Sầu riêng đang trở thành món quà biếu được yêu thích tại Trung Quốc
Sầu riêng đang trở thành món quà biếu được yêu thích tại Trung Quốc

Một số người nói sầu riêng ngon ngọt gây nghiện, số khác lại cho rằng nó có mùi hôi… không thể ngửi. Mặc dù luôn có những ý kiến trái chiều về loại quả độc đáo này, nhưng nhu cầu đối với sầu riêng đang ngày càng tăng cao - đặc biệt là ở Trung Quốc.

“Đi ngược lại với nhiều xu hướng chi tiêu toàn cầu, thì nhu cầu sầu riêng lại tăng vọt 400% so với cùng kỳ năm ngoái, phần lớn do cơn sốt ở Trung Quốc”, báo cáo của HSBC chỉ ra.

Trong hai năm qua, Trung Quốc đã nhập khẩu sầu riêng lên tới trị giá 6 tỷ USD - chiếm 91% toàn cầu.

“Cơn sốt” sầu riêng ngày một nổi bật tại Trung Quốc, nơi người tiêu dùng không chỉ xem nó chỉ là một loại trái cây ngon mà còn là một món quà thể hiện sự giàu có của người tặng.

Ngoài ra, việc tặng sầu riêng làm quà tặng cho bạn bè và người thân khi đính hôn đã trở nên phổ biến hơn ở Trung Quốc.

“Em họ của tôi đã đính hôn vào tháng trước và gia đình yêu cầu thay nho bằng sầu riêng bởi mọi người cho rằng lẵng quà có sầu riêng sẽ trang nhã và thời thượng hơn", anh Ma Qian, một cư dân tại Hà Nam (Trung Quốc) cho biết.

Theo dữ liệu từ HSBC, sầu riêng được bán với giá hơn 10 USD/kg ở Trung Quốc, cao hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 6 USD/kg ở các nước Đông Nam Á.

Và các nhà cung cấp chính cho nhu cầu này đều nằm ở ASEAN, khu vực chiếm 90% lượng xuất khẩu sầu riêng của thế giới vào năm 2022. Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines là những thị trường cung cấp sầu riêng chủ lực cho Trung Quốc.

“Sầu riêng đang trở thành hiện tượng toàn cầu. Có thể một ngày nào đó, việc tặng mẹ chồng tương lai một quả sầu riêng sẽ trở thành truyền thống hay phong tục tại một số nước trên thế giới”, nhà kinh tế ASEAN Aris Dacanay của HSBC hóm hỉnh nhận xét.

Nhà kinh tế này cho biết, nhu cầu sầu riêng tăng cao cũng mang lại cơ hội cho phần còn lại của Đông Nam Á, không chỉ riêng Thái Lan.

“Thị trường Trung Quốc rộng lớn đến mức có rất nhiều cơ hội cho các quốc gia ASEAN khác tham gia và cạnh tranh. Cơ hội có sẵn… thị trường sầu riêng sẽ ngày càng lớn mạnh khi các nền kinh tế khác trong ASEAN thách thức sự thống trị của Thái Lan trong lĩnh vực xuất khẩu "vua trái cây”, ông Aris Dacanay nhấn mạnh.

Ông Bob Wang - một thương nhân kinh doanh trái cây cho biết nhờ có chuỗi vận chuyển nhanh chóng và hợp lý, sầu riêng nhập khẩu hiện có thể vận chuyển đến tất cả các vùng của Trung Quốc trong vòng 3 ngày, giúp thị trường luôn đảm bảo được nguồn cung.

Ông Wang đã ký hợp đồng với các trang trại sầu riêng ở Việt Nam và có kế hoạch nhập khẩu hơn 3.000 container, tương đương 60.000 tấn sầu riêng trong năm nay. “Sầu riêng đã nhanh chóng trở thành loại trái cây nhập khẩu được yêu thích nhất ở Trung Quốc. Rất có khả năng trong vài năm tới, nhu cầu tiêu thụ sầu riêng hàng năm có thể tăng gấp đôi tại Trung Quốc”, ông Wang lưu ý.

Thỏa thuận thương mại tự do đối tác kinh tế toàn diện khu vực, bao gồm khối ASEAN cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand, cho phép các bên tham gia tiếp cận thị trường Trung Quốc một cách tự do và bình đẳng hơn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…