Thêm lãnh đạo Nhà Đà Nẵng (NDN) bị bắt tạm giam

Ngày 22/10, CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã NDN – sàn HNX) cho biết ông Bùi Lê Duy, thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc vừa bị bắt.
Thêm lãnh đạo Nhà Đà Nẵng (NDN) bị bắt tạm giam

Cụ thể, ngày 21/10, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố Đà Nẵng đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Bùi Lê Duy, thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Nhà Đà Nẵng về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Nhà Đà Nẵng cho rằng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố Đà Nẵng bắt tạm giam ông Bùi Lê Duy liên quan đến các vấn đề từ trước năm 2008 (trước khi cổ phần hóa) tại Xí nghiệp công trình giao thông và Xây dựng.

Theo tìm hiểu, ông Bùi Lê Duy sinh năm 1978, trình độ Kỹ sư Cơ khí. Trong giai đoạn từ 2021 đến 2006 giữ chức Trưởng phòng Thiết bị tại Xí nghiệp Công trình giao thông và xây dựng; giai đoạn năm 2006 đến tháng 8/2007 giữ chức vụ Phó giám đốc tại Xí nghiệp Bê tông Xây dựng; từ tháng 9/2007 đến tháng 4/2008 giữ chức Giám đốc Xí nghiệp Công trình giao thông và xây dựng; từ tháng 5/2018 đến nay là Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT tại CTCP Xây lắp Phát triển Nhà Đà Nẵng; từ tháng 6/2020 tới nay là thành viên HĐQT tại Nhà Đà Nẵng; và từ tháng 7/2021 tới nay là Phó Tổng giám đốc tại Nhà Đà Nẵng.

Được biết, đây không phải lãnh đạo duy nhất của Nhà Đà Nẵng bị bắt.

Ngày 7/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Đà Nẵng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Quang Trung, sinh năm 1960, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng về hành vi “vi phạm quy định về quản lý tài sản gây thất thoát lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự.

Tháng 8/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Đà Nẵng nhận được kiến nghị khởi tố kèm hồ sơ của Thanh tra TP. Đà Nẵng về sai phạm của ông Nguyễn Quang Trung trong việc quản lý tài sản công tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Đà Nẵng đã phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP. Đà Nẵng tiến hành điều tra, bước đầu xác định ông Trung đã có hàng loạt sai phạm trong việc quản lý 7 công sản trên địa bàn thành phố.

Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng tiền thân là Công ty Phát triển Nhà, là doanh nghiệp nhà nước. Theo kết quả điều tra, ngày 27/4/2009, trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa 3 ngày, ông Nguyễn Quang Trung đã đại diện Công ty chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại số 186 Trần Phú với giá gần 2 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định, công ty này đã không đấu giá bán tài sản, không tổ chức thực hiện việc chuyển nhượng công khai theo quy định của pháp luật, để gây thiệt hại cho nhà nước gần 1,5 tỷ đồng vào thời điểm 2009. Tổng giá trị thiệt hại liên quan đến việc quản lý 7 dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Trước đó, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng cũng đã bị phát hiện bán hàng trăm căn hộ trái quy định tại Dự án Monachy (đường Trần Hưng Đạo, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà).

Tạm lỗ 30,9% tổng danh mục đầu tư chứng khoán trong 9 tháng đầu năm

Trong quý III/2022, Nhà Đà Nẵng ghi nhận doanh thu đạt 1,11 tỷ đồng, giảm 99,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 28,77 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 81,39 tỷ đồng, tức giảm 110,16 tỷ đồng.

Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 2,38 tỷ đồng, giảm 99,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 123,99 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 214,37 tỷ đồng, tức giảm tới 338,36 tỷ đồng.

Được biết, nguyên nhân lỗ đậm trong 9 tháng đầu năm một phần đến từ hụt doanh thu kinh doanh kinh doanh bất động sản và một phần do hoạt động đầu tư thua lỗ cổ phiếu trên sàn.

Với việc ghi lỗ trong 9 tháng đầu năm 2022, tính tới 30/9/2022, tổng lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối chỉ còn 52,9 tỷ đồng so với đầu năm là 320,2 tỷ đồng.

Năm 2022, Công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu 358,77 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 107,25 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm với việc ghi nhận lỗ, Công ty còn cách rất xa kế hoạch có lãi trong năm tài chính.

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Nhà Đà Nẵng giảm 14% so với đầu năm, tương ứng giảm 229,1 tỷ đồng về chỉ còn 1.412,8 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 880,5 tỷ đồng, chiếm 62,3% tổng tài sản; tồn kho đạt 291,2 tỷ đồng, chiếm 20,6% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Trong kỳ, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 27,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 36,3 tỷ đồng về 97,6 tỷ đồng; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 19,6% so với đầu năm, tương ứng giảm 214,3 tỷ đồng về 880,5 tỷ đồng.

Điểm đáng lưu ý, Công ty đang đầu tư 399,3 tỷ đồng vào chứng khoán, đã trích lập dự phòng 123,3 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ 30,9% tổng danh mục đầu tư chứng khoán. Trong đó, danh mục trích lập lớn chủ yếu đầu tư 128 tỷ đồng cổ phiếu SHB, trích lập 52,6 tỷ đồng; đầu tư 185,6 tỷ đồng cổ phiếu VHM, trích lập dự phòng 45,1 tỷ đồng; đầu tư 43,7 tỷ đồng cổ phiếu TCB, trích lập dự phòng 16,1 tỷ đồng; đầu tư 21,36 tỷ đồng cổ phiếu ABB, trích lập 6,2 tỷ đồng; và các khoản đầu tư khác.

Đối với kế hoạch phát triển dự án mới, theo kế hoạch Công ty sẽ phát triển dự án A2.2 Phan Đăng Lưu. Tuy nhiên, trong 9 tháng qua, giá trị xây dựng dở dang vẫn là 16 tỷ đồng. Như vậy, dự án mới vẫn không có dấu hiệu tiếp tục triển khai.

Kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ Báo cáo tài chính bán niên năm 2022

Cơ sở để kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ trên Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 của Nhà Đà Nẵng. Trong đó, kiểm toán cho biết giá trị “chi phí sản xuất kinh doanh sở dang” của Dự án Khu phức hợp Monarchy B- Block B tại thời điểm 30/6/2022 là 277,5 tỷ đồng, đây là chi phí được tập hợp, tính toán, phân bổ qua nhiều kỳ kế toán trước đó. Do bị giới hạn phạm vi soát xét, Kiểm toán không đủ cơ sở đưa ra kết luận về giá trị dở dang này cũng như ảnh hưởng của nó đến giá vốn hàng bán đã ghi nhận ở các kỳ kế toán trước.

Thêm nữa, tổng số tiền nhận trước về bán căn hộ của dự án Monarchy B tại ngày 30/6/2022 là 463,6 tỷ đồng. Theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán căn hộ thì Nhà Đà Nẵng phải trả lãi trên số tiền khách hàng đã ứng nếu chậm bàn giao căn hộ quá 3 tháng. Báo cáo tài chính đính kèm chưa ghi nhận khoản lãi dự trả này, ước tính số lãi lũy kế phải trả đến 30/6/2022 là 66,3 tỷ đồng (trong đó lãi dự trả năm 2021 trở về trước là 44,7 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2022 là 21,5 tỷ đồng).

Theo đó, nếu hạch toán đầy đủ khoản lãi phát sinh do chậm bàn giao căn hộ nêu trên thì Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022, chỉ tiêu “chi phí phải trả” sẽ tăng thêm 21,5 tỷ đồng và chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” sẽ giảm tương ứng.

Đồng thời, trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 30/6/2022, chỉ tiêu “chi phí phải trả” sẽ tăng thêm 66,3 tỷ đồng, chỉ tiêu “thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” sẽ giảm 13,3 tỷ đồng và chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” sẽ giảm đi 55 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/10, cổ phiếu NDN giảm 500 đồng về 7.600 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…