Nhà Đà Nẵng: Tham vọng lấy tay trái nuôi tay phải đang tạm ghi lỗ

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh không có biến chuyển khả quan, Nhà Đà Nẵng đã tranh thủ mang tiền đi đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, tham vọng lấy tay trái nuôi tay phải của doanh nghiệp này đang tạm ghi lỗ.

 Theo đó, tại thời điểm 31/12/2021, danh mục chứng khoán của Đầu tư và Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) có giá gốc lên đến 485 tỷ đồng trong khi giá trị thị trường chỉ ở mức 450 tỷ đồng.

Tham vọng lấy tay trái nuôi tay phải của doanh nghiệp này đang tạm ghi lỗ. (Ảnh: Int)
Tham vọng lấy tay trái nuôi tay phải của doanh nghiệp này đang tạm ghi lỗ. (Ảnh: Int)

 Sụt giảm doanh thu

NDN đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với doanh thu đạt 72,3 tỷ đồng, giảm hơn 58% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp giảm từ 38,8% về còn 35,8% tương ứng lợi nhuận gộp đạt 25,9 tỷ đồng, giảm 61,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ, chi phí tài chính tăng đột biến 331% lên 31,46 tỷ đồng trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết giảm. Kết quả, Nhà Đà Nẵng lãi ròng 21,3 tỷ đồng, giảm 68% so với cùng kỳ.

Theo giải trình của ban lãnh đạo công ty, sự sụt giảm lớn về doanh thu và lợi nhuận trong quý IV là do tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc chuyển nhượng căn hộ tại dự án Khu phức hợp Monarchy Block B.

Luỹ kế năm 2021, Nhà Đà Nẵng ghi nhận doanh thu 509 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 236 tỷ đồng, lần lượt giảm 40,7% và 26,7% so với năm trước. Với kết quả đạt được, công ty đã không hoàn thành kế hoạch và chỉ thực hiện được 80% mục tiêu lợi nhuận đề ra cả năm.

Không chỉ kinh doanh khó khăn, Nhà Đà Nẵng còn vướng vào những “lùm xùm” về pháp lý liên quan đến lãnh đạo doanh nghiệp. Vào đầu tháng 12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Đà Nẵng đã khởi tố vụ án và bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Quang Trung, cựu Tổng Giám Đốc Nhà Đã Nẵng về hành vi "Vi phạm quy định về quản lý tài sản gây thất thoát lãng phí".

Cụ thể, phía Nhà Đà Nẵng cho biết việc Cơ quan Công an TP. Đà Nẵng khởi tố ông Nguyễn Quang Trung liên quan đến các vấn đề từ trước năm 2010 (trước khi cổ phần hóa).

Ngay sau hôm ông Trung bị bắt tạm giam, Hội đồng quản trị (HĐQT) đã thông qua việc miễn nhiệm ông Trung khỏi vị trí Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Nhà Đà Nẵng từ ngày 7/12 lý do miễn nhiệm là do sức khoẻ. Đồng thời, HĐQT cũng thông qua việc bổ nhiệm ông Nguyễn Quang Minh Khoa - con trai của ông Trung vào vị trí Tổng Giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT công ty từ ngày 8/12/2021.

NDN mang tiền đầu tư chứng khoán

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh cốt lõi không có biến chuyển khả quan, Nhà Đà Nẵng đã tranh thủ mang tiền đi đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, tham vọng lấy tay trái nuôi tay phải của doanh nghiệp bất động sản này cũng không dễ dàng thành công khi các khoản đầu tư trên sàn chứng khoán đang tạm ghi lỗ.

Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2021, danh mục chứng khoán của công ty có giá gốc lên đến 485 tỷ đồng trong khi giá trị thị trường chỉ ở mức 450 tỷ đồng. Công ty đã phải trích lập dự phòng 43,5 tỷ đồng cho các khoản đầu tư này.

Trong danh mục của Nhà Đà Nẵng, khoản đầu tư lớn nhất là cổ phiếu SHB với 217 tỷ đồng nhưng giá trị thị trường chỉ còn 177 tỷ đồng tại thời điểm lập báo cáo. Ngoài ra, công ty còn đầu tư vào một loạt cổ phiếu ngân hàng như TCB (94,5 tỷ đồng), ABB (30,6 tỷ đồng), EIB (24 tỷ đồng), TPB (3,9 tỷ đồng) bên cạnh các cổ phiếu DGC, FLC, KBC, NVL, VHM, TTF, VNM,...

Nhiều khả năng Nhà Đà Nẵng đã rút một phần tiền gửi ra để đầu tư chứng khoán khi tiền gửi có kỳ hạn cuối kỳ của doanh nghiệp bất động sản này chỉ còn 586 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số 1.222 tỷ đồng hồi đầu năm. 

Tính tới 31/12/2021, tổng tài sản của NDN giảm 27,5% so với đầu năm xuống 1.591 tỷ đồng. Tài sản chủ yếu là tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn với 1.040 tỷ đồng, chiếm 65% tổng tài sản. Tồn kho chiếm 17,8% với 282,8 tỷ đồng, giảm mạnh so với đầu năm do bàn giao dự án Khu phức hợp Monarchy Block B trong khi công trình A2.2 Phan Đăng Lưu biến động không đáng kể.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...