Thị trường chứng khoán 2025: Dự báo toàn cầu và cơ hội trong nước

Giá trị dòng vốn thụ động ước tính chảy vào thị trường Việt Nam ước đạt khoảng 1,7 tỷ USD khi quyết định nâng hạng có hiệu lực, chưa tính đến dòng vốn từ các quỹ chủ động...

anh-chup-man-hinh-2024-12-17-luc-000510.png

Chứng khoán VPBankS vừa công bố báo cáo chiến lược đầu tư năm 2025 với nhiều nhận định thú vị về thị trường chứng khoán toàn cầu và trong nước năm 2025.

TĂNG TRƯỞNG GDP VIỆT NAM 2025 ĐẠT MỨC 6,6-6,8%

Điểm qua về yếu tố vĩ mô, các chuyên gia VPBankS cho biết, tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn ổn định khi những tác động từ chính sách của Mỹ vẫn có thể kiểm soát. Trong khi đó, việc cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương có thể diễn ra với tốc độ chậm hơn. Ngoài ra, xu hướng lạc quan vẫn được kỳ vọng bởi thu nhập ổn định và sự chuyển dịch nhu cầu tiêu dùng.

Về triển vọng trong nước, nhóm phân tích cho rằng, giai đoạn 2024 - 2025 là thời gian rất quan trọng, bước vào năm bản lề kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021- 2025, VPBankS ước tính tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ trong khoảng 6,6%-6,8%.

anh-chup-man-hinh-2024-12-16-luc-234340.png

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, có lý do để tin rằng cuộc cạnh tranh này sẽ tiếp tục thúc đẩy xu hướng thương mại và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Việt Nam có một trong những môi trường kinh doanh hấp dẫn nhất trong các nền kinh tế có thu nhập tương tự trong khu vực, với chi phí lao động cạnh tranh và quy định lao động linh hoạt, điều này sẽ đảm bảo sức hút của Việt Nam.

“Mặc dù vẫn sẽ còn những thách thức và rủi ro hiện hữu từ những chính sách kinh tế trong thời kỳ Trump 2.0 nhưng chúng tôi cho rằng tác động lên nền kinh tế sẽ có độ trễ khi việc thực thi các chính sách mới cần có thời gian và những tác động sẽ hiện hữu trong nửa cuối năm 2025”, theo các chuyên gia từ VPBankS.

Trong năm 2025, dưới chính quyền Trump 2.0, với lo ngại đồng bạc xanh sẽ mạnh lên bởi những cam kết về thuế quan, việc tỷ giá chịu áp lực tăng chắc chắn sẽ gây nhiều khó khăn cho mục tiết giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, với chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ để kích thích tăng trưởng kinh tế. Lãi suất điều hành dự kiến sẽ có xu hướng đi ngang trong nửa đầu năm 2025 do môi trường lãi suất thấp được duy trì. Tuy nhiên, lãi suất có khả năng tăng nhẹ vào nửa cuối năm 2025 nếu áp lực lạm phát gia tăng hoặc tăng trưởng tín dụng phục hồi mạnh.

anh-chup-man-hinh-2024-12-16-luc-234243.png

Lãi suất cho vay của các ngân hàng duy trì ở mức ổn định trong năm 2024. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại hiện đang đối mặt với áp lực thanh khoản do nhu cầu về vốn tăng mạnh vào cuối năm, do đó việc tăng lãi suất huy động trở thành giải pháp để cân bằng dòng tiền, giảm áp lực lên thanh khoản và đảm bảo nguồn vốn cần thiết.

Sang năm 2025, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng kết hợp các biện pháp để ổn định tỷ giá, tiếp tục giảm áp lực tăng lãi suất cho vay, điều này tác động đến lãi suất huy động có thể sẽ đi ngang và tăng nhẹ.

“GAME” NÂNG HẠNG LÀ ĐIỂM SÁNG CHO CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2025

Theo báo cáo, thị trường tài sản toàn cầu tăng trưởng tích cực sang năm thứ 2 liên tiếp với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các lớp tài sản như bitcoin, vàng, chứng khoán với tác động tích cực từ: Xu hướng nới lỏng chính sách được kích hoạt trên toàn cầu; Kinh tế hồi phục và vượt qua nỗi lo suy thoái; Dòng tiền quay trở lại các tài sản tài chính.

Công thức chiến thắng cho thị trường chứng khoán Mỹ trong năm nay là tăng trưởng kinh tế vững chắc, lợi nhuận doanh nghiệp tăng, lạm phát giảm và chính sách bắt đầu nới lỏng chính sách của ngân hàng trung ương.

Chỉ số Bloomberg Financial Conditions Index bắt đầu phục hồi trở lại trong năm 2023 đặc biệt sau sự kiện Silicon Valley phá sản cùng với giai đoạn dừng tăng lãi suất của Fed đã giúp cho điều kiện tài chính cải thiện và tăng trở lại cho thấy xu hướng nới lỏng quay trở lại. Đặc biệt là kể từ sau tháng 9/2024 khi FED lần đầu 1 tiên hạ lãi suất với 50 điểm cơ bản và lần thứ 2 vào tháng 11 với 25 điểm cơ bản đã giúp xu hướng nới lỏng thực sự rõ ràng hơn.

anh-chup-man-hinh-2024-12-16-luc-234415.png

Dữ liệu lịch sử cho thấy chỉ số S&P 500 chứng kiến mức tăng bình quân 14% sau 6 tháng kể từ quyết định giảm lãi suất đầu tiên của FED và 15,5% sau 6 tháng tiếp theo trong kịch bản hạ cánh mềm. Đồng thời chỉ số S&P 500 biến động tăng tốt hơn sau ngày bầu cử với mức tăng bình quân 9,3%, cao hơn 8,4% trong 12 tháng trước ngày bầu cử và bình quân 8% tại năm diễn ra bầu cử.

Với diễn biến tích cực từ kinh tế và đà hồi phục trở lại của thị trường chứng khoán Mỹ được dẫn dắt từ nhóm cổ phiếu công nghệ đã thu hút mạnh mẽ dòng tiền từ các quỹ ETF trên toàn cầu. Dữ liệu từ Bloomberg cho thấy, dòng tiền vào thị trường chứng khoán Mỹ lên mức kỷ lục trong thập kỷ vừa qua khi chạm mốc 1.000 tỷ USD. Riêng dòng vốn vào thị trường cổ phiếu đạt 716 tỷ USD.

Tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp S&P 500 đã có xu hướng tạo đáy trong năm 2023 và phục hồi tích cực trong năm 2024. Theo dữ liệu từ Facset, tăng trưởng lợi nhuận năm 2024 được dự báo là 9,6% và tiếp tục xu hướng tăng lên mức 15% trong năm 2025. Trong đó, các nhà phân tích kỳ vọng mức tăng trưởng đối với quý 1 và quý 2 năm 2025 lần lượt là 12,8% và 12,1%. Tỷ lệ P/E dự phòng 12 tháng cho S&P 500 là 22,3. Tỷ lệ P/E này cao hơn mức trung bình 5 năm (19,7) và cao hơn mức trung bình 10 năm (18,1).

anh-chup-man-hinh-2024-12-16-luc-234502.png

Kịch bản thị trường năm 2025 của các ngân hàng đầu tư lớn tại Mỹ nghiêng về xu hướng lạc quan khi một nửa tin rằng chỉ số S&P500 sẽ đạt mức trung bình ở 6.697 điểm tăng khoảng 10% so với 2024. Kinh tế Mỹ năm 2025 được dự báo tăng trưởng tích cực về kinh tế với lãi suất hạ dần, lạm phát giảm mặc dù chậm, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng trưởng so với 2024.

Sau hai năm tăng trưởng hai con số, mức định giá của chỉ số S&P500 hiện tại không còn rẻ và đã quay trở lại mức “đắt” với P/E đang ở mức 27 lần. Với mức P/E band như vậy VPBankS dự báo chỉ số có thể có các nhịp chỉnh từ +/- 5% trở lên khi chạm các vùng cản mạnh trong năm mặc dù xu hướng tăng vẫn tích cực về cuối năm.

Ở trong nước, mặc dù chịu nhiều yếu tố nhiễu động như tỷ giá tăng, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tiếp trong năm nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn rất vững vàng xây nền dao động quanh vùng 1.200 - 1.300 điểm chờ thời điểm bứt phá với kỳ vọng sóng nâng hạng diễn ra trong năm 2025.

VPBankS đánh giá, thị trường chứng khoán Việt Nam luôn có xu hướng nghịch pha với chính sách tiền tệ, khi chính sách tiền tệ thắt chặt thị trường thường có xu hướng suy giảm mạnh, ngược lại khi chính sách tiền tệ nới lỏng thì thị trường đều có một nhịp tăng rất tích cực.

Bước sang năm 2025, các chuyên gia dự báo bức tranh lợi nhuận vẫn tiếp tục được dự báo khả quan với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận có thể đạt từ 25% - 30% với xu hướng phục hồi của kinh tế vẫn sẽ là động lực giúp các nhóm ngành tăng trưởng.

anh-chup-man-hinh-2024-12-16-luc-234654.png

Mức P/E hiện tại của chỉ số VN-Index đang ở mức 14.9x lần đang thấp hơn mức PE trung vị 10 năm gần đây ở mức 16,6 lần. Về mặt định giá hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức hấp dẫn cho một chu kỳ tăng trưởng mới. Với dự báo lợi nhuận 2025 sẽ tiếp tục phục hồi, mức định giá hợp lý vẫn là cơ sở để thu hút dòng tiền tham gia trở lại thị trường chứng khoán.

Đáng chú ý, thị trường chứng khoán năm 2025 được dự báo hưởng lợi lớn từ triển vọng nâng hạng nhờ vào việc Việt Nam có khả năng đáp ứng 9 tiêu chí quan trọng của FTSE.

Theo dự báo của VPBankS, giá trị dòng vốn thụ động ước tính chảy vào thị trường Việt Nam ước đạt khoảng 1,7 tỷ USD khi quyết định nâng hạng có hiệu lực, chưa tính đến dòng vốn từ các quỹ chủ động (ước tính tổng tài sản từ các quỹ chủ động gấp 5 lần so với các quỹ ETF - theo FTSE). Nếu loại trừ các quỹ ETF tham chiếu chỉ số FTSE All-world, dòng vốn thụ động tối thiểu chắc chắn chảy vào thị trường Việt Nam ước đạt khoảng 720 triệu USD.

Xem thêm

“Cá mập” Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Haxaco

“Cá mập” Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Haxaco

Pyn Elite Fund đã nâng sở hữu tại Haxaco từ 5,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,8% vốn) lên thành 6,1 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,7% vốn) qua đó trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp phân phối Mercedes-Benz chính hãng đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam...

Có thể bạn quan tâm

Ba động lực chính giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025

Ba động lực chính giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025

MSVN kỳ vọng VN-Index sẽ chạm mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025, nhờ vào sự bứt phá lợi nhuận 17,1% và thanh khoản thị trường cải thiện mạnh mẽ, các nhóm ngành ngân hàng, bất động sản và bán lẻ được dự báo sẽ đóng vai trò “đầu tàu” dẫn dắt đà tăng trưởng này...