Thị trường chứng khoán đầu tháng 4: Hàng loạt doanh nghiệp lớn bị xử phạt

Mới bước sang đầu tháng 4, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến làn sóng thanh tra, xử phạt mạnh tay từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hàng loạt doanh nghiệp niêm yết và phát hành trái phiếu...

Thị trường chứng khoán đầu tháng 4: Hàng loạt doanh nghiệp lớn bị xử phạt

Trong danh sách bị Ủy ban Chứng khoán "điểm mặt" có những cái tên đáng chú ý như Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land, Tập đoàn Đại Châu, Thiết bị Thủy Lợi, Hưng Thịnh Quy Nhơn và Tập đoàn FLC.

Chuỗi xử phạt nối dài khi ngày 10/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (mã chứng khoán: STK), có trụ sở tại Khu B1-1, khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM.

Theo đó, doanh nghiệp này bị phạt tiền 77,5 triệu đồng do thực hiện bán cổ phiếu quỹ không đúng với phương án đã báo cáo Uỷ ban chứng khoán hoặc không khớp với thông tin đã công bố ra công chúng. Cụ thể, ngày 5/4/2024, công ty đăng ký bán 1.500.000 cổ phiếu STK trong khoảng thời gian từ ngày 2/5 đến 31/5/2024.

Tuy nhiên, đến ngày 9/5, Sợi Thế Kỷ đã bán ra 183.500 cổ phiếu cao hơn 10% so với khối lượng đăng ký; tiếp đó, vào ngày 30/5, doanh nghiệp lại đặt bán 36.500 cổ phiếu thấp hơn 3% so với kế hoạch đã báo cáo. Sự sai lệch trong tỷ lệ thực hiện này là nguyên nhân dẫn đến án phạt từ UBCKNN.

Không chỉ Sợi Thế Kỷ, ngay trước đó một ngày, một doanh nghiệp khác cũng đã vướng vào “vòng xoáy” xử lý. Cụ thể, ngày 9/4, Uỷ ban chứng khoán ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Châu (mã chứng khoán: DCS), địa chỉ tại Tổ 23, Cụm 4, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.

Mức phạt đối với Tập đoàn Đại Châu lên tới 92,5 triệu đồng vì vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Danh sách các tài liệu mà doanh nghiệp không công bố đúng quy định kéo dài đáng kể, bao gồm các báo cáo quản trị và báo cáo tài chính trong nhiều giai đoạn liên tiếp.

Cụ thể là báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021, bán niên năm 2022 và năm 2023, cùng nhiều báo cáo tài chính các quý và năm đã kiểm toán từ 2022 đến giữa năm 2024. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng bị phát hiện công bố thông tin chậm trễ liên quan đến các báo cáo tài chính quý 1 và 3 năm 2020, quý 1 năm 2021, các báo cáo quản trị và thường niên năm 2019–2021, cùng báo cáo về việc ký hợp đồng kiểm toán có hiệu lực từ ngày 4/7/2020.

anh-chup-man-hinh-2025-04-11-luc-195445.png
Uỷ ban chứng khoán xử phạt hàng loạt những doanh nghiệp lớn

Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 8/4, Thanh tra Uỷ ban chứng khoán công bố hai quyết định xử phạt hành chính đối với hai công ty, bao gồm Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land (trụ sở tại TP.HCM) và Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn (trụ sở tại Bình Định). Cả hai doanh nghiệp này đều bị phạt 85 triệu đồng, cùng với một lý do chung không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định.

Cụ thể, Hưng Thịnh Land đã không công bố các tài liệu quan trọng cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, bao gồm báo cáo bán niên 2023 về tình hình sử dụng vốn huy động từ trái phiếu, báo cáo về tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu năm 2020. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn chậm trễ trong việc công bố thông tin liên quan đến việc mua lại trái phiếu trước hạn ở nhiều đợt khác nhau.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn, khi công ty này không công bố báo cáo bán niên 2023 liên quan đến việc sử dụng vốn từ trái phiếu phát hành. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không đảm bảo thời gian công bố đối với các tài liệu như báo cáo tình hình thực hiện cam kết với trái chủ trong năm 2022.

Không dừng lại ở nhóm doanh nghiệp bất động sản, chỉ vài ngày trước đó, ngày 4/4, Uỷ ban chứng khoán đã ra quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Thiết bị Thủy Lợi một doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội với mức phạt 92,5 triệu đồng.

Nguyên nhân vẫn là vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, khi công ty không công bố hàng loạt tài liệu trên hệ thống công bố thông tin của Uỷ ban chứng khoán trong suốt các năm từ 2021 đến 2024. Các tài liệu bị bỏ sót bao gồm báo cáo quản trị công ty, báo cáo thường niên, cũng như biên bản và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên.

Tiếp nối chuỗi các động thái mạnh tay của cơ quan quản lý, ngày 3/4, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC cũng bị xử phạt hành chính với số tiền 92,5 triệu đồng vì những vi phạm tương tự. Theo quyết định xử phạt, FLC đã không công bố một loạt báo cáo tài chính, trong đó có báo cáo tài chính quý và bán niên của các năm 2023 và 2024, cũng như các báo cáo thường niên năm 2022 và 2023.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng chậm trễ trong việc công bố các thông tin về mua lại trái phiếu trước hạn, nghị quyết hội đồng quản trị liên quan đến giao dịch với bên liên quan, và các tài liệu liên quan đến đại hội cổ đông năm 2025.

Động thái kiên quyết của Uỷ ban chứng khoán thời gian gần đây có thể coi là một tín hiệu cảnh báo rõ ràng đối với toàn thị trường. Trong bối cảnh thị trường vốn đang từng bước khôi phục niềm tin sau những biến động lớn từ các vụ sai phạm liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, việc tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ và kịp thời là yếu tố tiên quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững và minh bạch.

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Chứng khoán Everest bị xử phạt hơn 177 triệu đồng do vi phạm trong lưu trữ hồ sơ và báo cáo tài chính, trong khi kết quả kinh doanh năm 2024 sụt giảm mạnh. Cổ phiếu EVS lao dốc, công ty lên kế hoạch tái cấu trúc nhưng tương lai vẫn bất định...

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...