Thị trường chứng khoán năm 2021: Năm mới, kỳ vọng mới

Vừa trải qua một năm 2020 đầy niềm vui với nhiều kỷ lục được xác lập bất chấp dịch Covid-19 bùng phát và tái bùng phát nhiều lần, thị trường chứng khoán bước vào năm 2021 trong tâm thế đầy hân hoan nhờ nhiều yếu tố tích cực.
Thị trường chứng khoán năm 2021: Năm mới, kỳ vọng mới

Tính đến ngày 17/12/2020, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán đạt 383,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 7.056 tỷ đồng/phiên, tăng 51,5% so với bình quân năm 2019; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 10.247 tỷ đồng/phiên, tăng 11,3%; khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 157.314 hợp đồng/phiên, tăng 77%.

Tính đến ngày 30/11/2020, tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt hơn 6,11 triệu tỷ đồng - là mức cao nhất từ trước đến nay, chiếm 101,33% GDP, vượt mục tiêu chiếm 70% GDP đề ra trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán tới năm 2020. Với mức phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và lãi suất duy trì thấp kỷ lục, dòng tiền đã chảy mạnh vào kênh đầu tư chứng khoán. Thị trường ghi nhận quy mô tham gia của nhà đầu tư mới cao chưa từng thấy trong lịch sử.

Tính đến hết tháng 11/2020, tổng số tài khoản mở mới trong năm đạt 332.886 tài khoản; trong đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 329.452 tài khoản.

Sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới cũng đẩy thanh khoản thị trường tăng lên ngưỡng kỷ lục với phiên giao dịch đạt gần 23.562 tỷ đồng trên hai sàn vào ngày 15/6/2020. Giá trị khớp lệnh cũng liên tục đạt hơn 10.000 tỷ đồng/phiên trong tháng 12/2020.

Thị trường phái sinh cũng lập kỷ lục về thanh khoản trong ngày 29/7/2020 với khối lượng giao dịch đạt mức cao nhất 356.033 hợp đồng và khối lượng hợp đồng mở cao nhất đạt 52.767 hợp đồng vào ngày 10/11/2020.

Hợp đồng tương lai VN30 trong năm 2020 có khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 163.000 hợp đồng/phiên, tăng 84,27% so với bình quân năm 2019.

Tính đến hết tháng 11/2020, số tài khoản phái sinh đạt 161.992 tài khoản; trong đó, số lượng mở mới trong năm 2020 là hơn 70.000 tài khoản - mức cao nhất trong vòng 4 năm hoạt động.

Về thị trường trái phiếu, có thể thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục có thêm một năm “bùng nổ”, đặc biệt là trái phiếu phát hành riêng lẻ. Chỉ tính trong 11 tháng, tổng lượng phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp đã tăng tới gần 25% so với cả năm năm 2019.

Sự bùng nổ thị trường chứng khoán là kết quả cộng hưởng từ việc giảm lãi suất ngân hàng, tăng cho vay lãi suất thấp và các khó  khăn về cơ hội đầu tư và lợi nhuận trong các lĩnh vực khác, như kinh doanh dịch vụ, bất động sản, vàng và ngoại tệ…

Bước sang năm 2021, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, kinh tế vĩ mô nhanh chóng phục hồi, mặt bằng lãi suất thấp…, nên thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục thu hút mạnh mẽ dòng tiền.

Ngoài ra, kết quả kinh doanh quý III/2020 cho thấy sự phục hồi diễn ra trên hầu hết các ngành, lợi nhuận sau thuế của nhóm 742 doanh nghiệp phi tài chính chỉ giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2019, mức giảm thấp nhất so với 2 quý trước đó.

Theo dự báo của FinnPro, quý IV/2020, lợi nhuận sau thuế của nhóm doanh nghiệp phi tài chính giảm 6,4%, tính chung cả năm giảm 21,5%, thấp hơn so với dự tính của các doanh nghiệp.

Kết quả dự báo này cho thấy mức định giá của thị trường sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với mặt bằng định giá hiện nay. Cụ thể, hệ số P/E tương lai (forward) của 742 doanh nghiệp phi tài chính ở mức 19,9 lần. Đây là mức cao hơn so với P/E hiện tại (trailing) là 17,7 lần.

Tuy thị trường chứng khoán đang được dẫn dắt bởi yếu tố dòng tiền, ít chịu ảnh hưởng từ những yếu tố nền tảng cơ bản, trong đó có triển vọng lợi nhuận và sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp, nhưng thực tế cho thấy, triển vọng hoạt động của các doanh nghiệp năm 2021 sáng hơn, lợi nhuận được dự báo tăng trưởng cao. 

Do vậy, thị trường chứng khoán trong năm mới nhiều khả năng sẽ tiếp tục có diễn biến khả quan. Xét phân tích kỹ thuật, xu thế tăng dài hạn đã được thiết lập. Kỳ vọng, hiệu ứng gia nhập nhóm thị trường mới nổi là lực đẩy với chỉ số Vn-Index khi triển vọng nâng hạng ngày càng rõ nét hơn.

Xem thêm

Thị trường chứng khoán (2/12): Bình yên trở lại?

Thị trường chứng khoán (2/12): Bình yên trở lại?

Thị trường lấy lại đà tăng và có nhiều dấu hiệu "khỏe hơn" nhờ sự lan tỏa của dòng tiền sang nhóm midcap bên cạnh sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bluechips, qua đó hướng đến vùng mục tiêu vượt đỉnh cao hơn ở ngưỡng 1.030 điểm.

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...