Thị trường chứng khoán siết kỷ cương: Nhiều “ông lớn” bị điểm danh

Liên tiếp đầu tháng 5 tới nay, ba doanh nghiệp niêm yết (NHV, BCG, DFF) đã bị cơ quan quản lý "sờ gáy" vì những vi phạm nghiêm trọng trong công bố thông tin và quản trị doanh nghiệp, từ sai lệch báo cáo đến các giao dịch tài chính không minh bạch,...

Thị trường chứng khoán siết kỷ cương: Nhiều “ông lớn” bị điểm danh

Từ đầu tháng 5/2025 đến nay, thị trường đã chứng kiến một đợt chấn chỉnh mạnh tay từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, khi cơ quan này đồng loạt ra quyết định xử phạt hành chính ba doanh nghiệp niêm yết vì hàng loạt sai phạm trong công bố thông tin và quản trị tài chính.

Danh sách các doanh nghiệp bị xử lý gồm Công ty Cổ phần Sức khỏe hồi sinh Việt Nam (mã chứng khoán: NHV), Tập đoàn Bamboo Capital (mã chứng khoán BCG): và Tập đoàn Đua Fat (mã chứng khoán: DFF), ba cái tên nổi bật trên sàn chứng khoán nhưng lại vướng vào những vi phạm cho thấy nhiều khoảng trống đáng lo ngại trong hoạt động minh bạch và tuân thủ quy định.

Mức phạt nặng nhất trong đợt xử lý này thuộc về Công ty cổ phần Sức khỏe hồi sinh Việt Nam với tổng số tiền lên đến 367,5 triệu đồng theo Quyết định số 172/QĐ-XPHC ban hành ngày 9/5/2025. Doanh nghiệp này bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác định đã mắc cùng lúc ba lỗi nghiêm trọng, phản ánh rõ sự yếu kém trong quản trị và minh bạch thông tin.

NHV một mình "gánh" ba lỗi nghiêm trọng. Trước tiên, công ty đã không công bố hàng loạt tài liệu bắt buộc trong suốt hai năm qua, bao gồm báo cáo quản trị năm 2022-2023, báo cáo tài chính kiểm toán, báo cáo thường niên cũng như nghị quyết đại hội đồng cổ đông, những văn bản vốn là "xương sống" trong việc giám sát và đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai, NHV bị cáo buộc công bố thông tin sai lệch trong Báo cáo quản trị năm 2020 khi không thừa nhận một giao dịch liên quan giữa Tổng giám đốc và một cá nhân khác, dù thực tế có khoản vay trị giá 18 tỷ đồng đã phát sinh.

Đáng lo ngại nhất là hành vi tạm ứng 54,16 tỷ đồng, chiếm tới 95,6% tổng tài sản của công ty tại thời điểm đó cho Tổng giám đốc mà không có sự chấp thuận từ Đại hội đồng cổ đông. Hành vi này không chỉ vi phạm nguyên tắc quản trị doanh nghiệp, mà còn đặt ra dấu hỏi lớn về trách nhiệm giải trình và khả năng kiểm soát quyền lực trong nội bộ công ty.

Không nặng về số tiền xử phạt như Sức khỏe hồi sinh Việt Nam, nhưng sai phạm của Tập đoàn Bamboo Capital cũng không kém phần nghiêm trọng khi liên quan đến lĩnh vực nhạy cảm, trái phiếu và báo cáo tài chính. Ngày 12/5/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 92/QĐ-XPHC, xử phạt doanh nghiệp này 92,5 triệu đồng vì không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn nhiều tài liệu quan trọng.

Các tài liệu bị chậm trễ hoặc bỏ qua bao gồm: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, tình hình sử dụng và thanh toán trái phiếu giai đoạn 2020–2022, báo cáo thực hiện cam kết với trái chủ, và báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2023.

Là doanh nghiệp có hoạt động đa ngành, trải rộng từ bất động sản đến năng lượng và tài chính, việc Bamboo Capital vi phạm nghĩa vụ minh bạch trong các nghĩa vụ tài chính, đặc biệt là trái phiếu khiến thị trường đặt ra câu hỏi về việc thực hiện cam kết với nhà đầu tư và khả năng kiểm soát rủi ro nội bộ.

Một cái tên khác cũng bị xử phạt với mức tiền 92,5 triệu đồng là Tập đoàn Đua Fat, theo Quyết định số 173/QĐ-XPHC công bố cùng ngày 9/5/2025. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý ở đây không chỉ nằm ở con số xử phạt mà ở mức độ và thời gian vi phạm kéo dài liên tục từ năm 2022 đến 2024.

Doanh nghiệp này bị xác định đã không công bố hoặc công bố trễ hàng loạt tài liệu thiết yếu như nghị quyết Hội đồng quản trị về kế hoạch kinh doanh và vay vốn, giao dịch với các bên liên quan, báo cáo tài chính quý và năm, cũng như các giải trình chênh lệch số liệu tài chính.

Không dừng lại ở đó, DFF còn chậm công bố cả Điều lệ công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua và giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Việc ba doanh nghiệp niêm yết bị xử phạt trong cùng một thời điểm không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nó phản ánh quyết tâm làm trong sạch thị trường của cơ quan quản lý, đồng thời là hồi chuông cảnh tỉnh đối với các doanh nghiệp đang lơ là nghĩa vụ minh bạch thông tin và quản trị rủi ro.

Xem thêm

Thiết bị y tế Tâm Thành bị xử phạt và tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược

Thiết bị y tế Tâm Thành bị xử phạt và tước chứng chỉ hành nghề dược

Do thay đổi vị trí kho bảo quản thuốc bán buôn chưa được Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh thẩm định và cấp phép, Công ty TNHH Thiết bị y tế và Thương mại dịch vụ Tâm Thành bị Thanh tra Bộ Y tế xử phạt 70 triệu đồng. Đồng thời tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 4,5 tháng.

Có thể bạn quan tâm

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Thị trường chứng khoán thời gian tới sẽ chứng kiến làn sóng chia cổ tức ấn tượng từ hàng loạt doanh nghiệp. Không chỉ ở mức cao, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn chia cổ tức gấp rưỡi, gấp đôi mệnh giá hoặc trả cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lên tới hơn 150%...

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

Trong bối cảnh thị trường chưa thực sự ổn định và nhiều yếu tố ngoại lực còn tiềm ẩn rủi ro, giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì thế phòng thủ, thận trọng trong phân bổ vốn và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc...