Thiêng liêng ngày Giỗ tổ...

Truyền thuyết nhân gian, phong tục cổ truyền đã có từ lâu lắm rồi. Chắc không ai còn nhớ từ khi nào cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là trăm họ trên đất nước Việt Nam, bốn phương tám hướng đổ về núi Nghĩa Lĩnh, Phú Thọ dâng hương tưởng niệm.
Thiêng liêng ngày Giỗ tổ...

Thánh địa trước và sau ngày mồng 10 tháng 3 năm Tân Sửu (2021), lần này hình như khác hẳn với những năm đã qua. Dòng người hành hương về đất Tổ mỗi ngày lên tới hơn triệu người không kể mầu da, tiếng nói, dân tộc, không kể sang hèn, quyền cao chức trọng... mọi người về đây với lòng thành kính dâng lên các Đức Vua Hùng sơn hào hải vị của nhân gian với lòng thành kính cầu xin trước là quốc thái, dân an, kinh tế hưng thịnh, sau là gia đình an khang hạnh phúc. Lâu nay, ngày Giỗ Tổ đã trở thành ngày Quốc Giỗ không cho riêng ai mà cho cả dân tộc Việt Nam, cho 100 triệu người dân nước Việt đang sinh sống tại Việt Nam và hơn 5,3 triệu bà con Việt Nam đang sinh sống trên 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đã hơn bốn nghìn năm qua đi, truyền thuyết về 18 vị Vua Hùng vẫn còn đó trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Mặc dù chúng ta hiểu một điều rằng hơn 40 thế kỷ qua đi và sử sách ghi lại chỉ là những thế kỷ gần đây. Hư hay Ảo và Chân hay Thực theo quan điểm của người viết không cần thiết phải bàn cãi, bởi vì giá trị đích thực của nó đã trải nghiệm hàng nghìn năm vẫn còn đó vĩnh viễn không phai mờ cho đến vạn năm sau. Đứng trên Điện Kính Thiên (Đền Thượng), lòng người hành hương không khỏi bồi hồi, dâng nén tâm nhang, thì thầm khấn nguyện những điều tốt lành cho gia đình, họ hàng, bạn bè thân hữu và cao hơn nữa là cho non nước này mãi mãi bình yên, thăng hoa nẩy lộc, hạnh phúc đong đầy trong từng ánh mắt, nụ cười của mỗi người. Giá trị nhân văn trong ngày Quốc Giỗ đã đạt tới không tiền khoáng hậu, vì nơi đây trong thế giới tâm linh đã trở thành nơi đi và cõi về của mỗi kiếp người được sinh ra và lớn lên trưởng thành và điểm đến cuối cùng lại trở về nơi đây như một kiếp luân hồi.

Đến nơi đây chúng ta thấy lòng mình thanh tịnh hơn, gần gũi nhau hơn, thương mến hơn và mọi lỗi lầm khổ đau sẽ được thứ tha. Thất tình lục dục (tham, sân, si, ái, ố, hỉ, nộ) vơi vai trong lòng. Đứng nơi đây trước và sau cơn mưa gió như lễ rửa đền của trời đất đêm mồng 9 rạng sáng mồng 10 tháng 3 năm Tân Sửu, lòng ta như được tẩy trần để hoà quyện vào khí thiêng sông núi, để được chân đạp mây trôi, lòng hướng cõi Phật, hư ảo khói trầm nhang, vang vọng một bài văn sớ do người Chủ Lễ tuyên đọc, bài văn tế ngắn gọn nhưng hào hùng, hoành tráng, câu chữ uyên bác, đạt được cái riêng cho con dân nước Việt và cái chung cho nhân loại toàn cầu. Thật hào hùng cảm động!

Xuôi ngược dòng đời và toan tính trăm bề để cố gắng vươn lên trong cuộc sống cho mình, cho gia đình và cho cái cộng đồng bé nhỏ của mình là họ hàng, gia tộc được ấm no hơn, hạnh phúc hơn, thành đạt hơn. Ước mơ khát vọng để đạt được những gì trong khả năng của mình. Có thể ngoài ra trong mỗi trái tim của chính ta luôn cầu mong nơi chốn tâm linh của cõi về xa thẳm cúi xin Người phò trợ ta, giúp đỡ vượt mọi gian khó, vận hạn và khai sáng tiềm năng trong ta để được đại cát, đại tường trong cuộc sống.

Đền thờ các Vua Hùng vẫn sừng sững uy nghi, cao ngút ngàn trượng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Phú Thọ trải qua hàng ngàn năm thăng trầm của đất nước, dân tộc. Và hôm nay con cháu của người lại về dâng hương tưởng niệm 18 vị vua Hùng đã có công dựng nước. Hồn thiêng của các Vua Hùng đã hoà quyện vào hồn thiêng của các anh hùng liệt sỹ, những người đã trận vong vì nhân dân, vì tổ quốc tạo nên bức tường thành trong vô hình không kẻ thù nào phá nổi.

Hồn thiêng sông núi, các linh hồn bất diệt luôn phò trợ cho đất nước Văn Lang của Ngài, nay là nước Việt Nam long trọng hơn, hoành tráng hơn. Điều đó minh chứng rằng, đất nước này dù có phải gặp khó khăn thế nào đi nữa cũng đủ sức vượt qua, dân ta sẽ giầu, nước ta sẽ mạnh, khi nhà nước lấy quyền lợi và hạnh phúc của nhân dân là tối thượng.

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm Tân Sửu

Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc

Việt kiều Canada - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Sơn

Xem thêm

Dòng vốn FDI: Không tạo sóng, lấy gì để đón?

Dòng vốn FDI: Không tạo sóng, lấy gì để đón?

Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, tiếp đến đại dịch Covid-19 được cho là do Trung Quốc gây ra, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ mất niềm tin vào quốc gia này. Thương hiệu “Made in China” đang không còn "quyền" chi phối 80% người dùng thế giới.
Doanh nhân và con đường phía trước!

Doanh nhân và con đường phía trước!

Nhớ lại câu nói của người xưa “nhất sỹ, nhì nông” để phân định đẳng cấp trong xã hội. Hiểu nôm na rằng, những người áo trắng cổ cồn làm việc trong văn phòng công sở là kẻ sỹ. Còn những người tham gia lao động sản xuất trực tiếp hay gián tiếp là kẻ nông.
Khi nào mình mới lớn?

Khi nào mình mới lớn?

Đó là câu hỏi vẫn thường được các doanh nhân chúng tôi đặt ra mỗi khi gặp gỡ: Không biết khi nào người Việt Nam, chính sách của Việt Nam mới đủ lớn, đủ để vươn tầm thế giới cả về mặt tư duy, ý chí, và công việc thường ngày cũng như dài lâu...
Sài thành: Nhiều thứ dễ... ghiền

Sài thành: Nhiều thứ dễ... ghiền

Doanh nhân Việt kiều Nguyễn Hoài Bắc, Chủ tịch Công ty CP&PT Đại Sơn có những chia sẻ về thương hiệu “Bánh Xèo ăn là ghiền” gợi nhớ đến "Sài thành" xưa.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…