Khi nào mình mới lớn?

Đó là câu hỏi vẫn thường được các doanh nhân chúng tôi đặt ra mỗi khi gặp gỡ: Không biết khi nào người Việt Nam, chính sách của Việt Nam mới đủ lớn, đủ để vươn tầm thế giới cả về mặt tư duy, ý chí, và công việc thường ngày cũng như dài lâu...
Khi nào mình mới lớn?

Tôi đã ở cái tuổi được gọi là đủ để coi như chín chắn, đủ thời gian và không gian để nhìn nhận, bởi lẽ đã qua được 2/3 kiếp người. Nhưng hôm nay, nhìn lại sau 30 năm trở về quê hương đầu tư mới ngộ ra rằng: Tôi vẫn thế. Có chăng chỉ thay đổi chút ít về cách làm việc và cách đối nhân, xử thế theo trào lưu mới, theo thế - theo thời. Còn xung quanh tôi vẫn chậm lắm, chậm ngoài sức tưởng tượng của thế giới đương đại.

Có thể tư tưởng cưu mang của người đi trước theo phong tục Việt Nam, luôn sẽ là rào cản cho các thế hệ kế tiếp, tư duy “áo không mặc qua đầu” vẫn còn hiện hữu trong mỗi người, mỗi gia đình, và rộng hơn là một xã hội, một đất nước. Con cháu đã lớn khôn, đã học cao, hiểu rộng nhưng trong mắt các bậc phụ huynh luôn còn non dại, còn quá trẻ, còn ăn chưa no, lo chưa tới… nên luôn muốn giang tay bao bọc, giang tay ôm ấp, lo sợ trật hướng, lạc lối.

Khi bạn và tôi còn nhỏ, chưa đến tuổi trưởng thành thì cần lắm sự ủng hộ, chăm lo của gia đình, của bố mẹ và xã hội. Nhưng khi đến tuổi trưởng thành, cưới vợ, gả chồng và đã thành cha, thành mẹ, vẫn cứ muốn nương nhờ ông, bà, gia đình. Họ nương nhờ đủ thứ trong cuộc sống và luôn cảm thấy chưa đủ, chưa thoả mãn.

Từ suy nghĩ của mỗi người trong xã hội, đương nhiên sẽ trở thành lối mòn trong cộng đồng, trong đất nước. Bởi cũng chính những người đó trở thành lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo đất nước, xây dựng chính sách và pháp luật để phục vụ cuộc sống con người. Với tư duy mang nặng “dựa bóng, dựa gió, dựa cây đa, cây đề” dựa vào những thứ có sẵn của người đi trước, thì làm sao có thể bứt phá, có thể sáng tạo cái mới, làm sao có thể vươn lên.

Chính sách và thiết chế, thể chế thiếu nhất quán, các công việc đáng phải xong, phải hoàn thành theo đúng tiến độ thì kéo dài lê thê. Hết nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác, đôi khi vài chục năm qua đi mà vẫn còn tồn tại, vẫn còn dang dở thì làm sao mà đất nước hùng cường được.

Nhiều doanh nghiệp thì làm ăn chộp giật, lợi dụng kẽ hở của chính sách, của luật pháp và mối quan hệ "sân sau, sân trước" để thu lợi cho công ty, cho cá nhân và thao túng thị trường. Những doanh nghiệp muốn làm tốt, muốn không vi phạm pháp luật thì mỗi ngày một teo tóp, khó khăn và phá sản là hiện hữu.

Việt Nam khi nào mới lớn? câu hỏi đặt ra cho tất cả mợi người và quan trọng nhất là các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp. Nếu họ làm tốt, làm dứt điểm và đúng thời gian qui định sẽ tạo đà cho doanh nghiệp noi theo, sẽ ngăn chặn được các tệ nạn tiêu cực. Bởi doanh nghiệp là người làm ăn, người buôn bán, nói cho sang là nhà đầu tư nên mục đích là kiếm lợi nhuận bằng nhiều cách khác nhau.

- Khi nào người dân và doanh nghiệp không còn “ngại” khi cán bộ công quyền đến “viếng thăm”?

- Khi nào bộ máy công quyền giảm thiểu mà ngân sách vẫn tăng cao?

- Khi nào doanh nghiệp và người dân không muốn và không thể làm sai qui định của chính sách và pháp luật vì trách nhiệm với cộng đồng và đất nước?

Muốn đạt được mục đích, kết quả khả quan theo các Nghị quyết, các chính sách của Nhà nước thì điều tiên quyết phải từ con người, từ trong chính sách, từ việc làm cụ thể cần có hồi kết, không thể kéo dài vô tận và rút kinh nghiệm vô tận. Mục tiêu tối thượng của nhà nước phải làm là: Sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp mới là thành công.

Hà Nội, ngày 13/01/2021

Doanh nhân Việt kiều Nguyễn Hoài Bắc
Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Sơn

Xem thêm

EU kêu gọi Mỹ đàm phán về cải cách WTO

EU kêu gọi Mỹ đàm phán về cải cách WTO

Ngày 27/11, Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi Mỹ khởi động tiến trình đàm phán về cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm tránh nguy cơ tổ chức quốc tế này bị đình trệ.
Hai giải pháp mấu chốt để cải cách tiền lương

Hai giải pháp mấu chốt để cải cách tiền lương

Hai giải pháp mấu chốt để cải cách tiền lương, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, là sắp xếp, bố trí lại, tinh giản biên chế bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập và bố trí nguồn lực - tiền để cải cách tiền lương.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...