Thời buổi doanh nghiệp phải cạnh tranh với chính sản phẩm của mình

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái đã đẩy thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp phải chịu thiệt thòi…
Thời buổi doanh nghiệp phải cạnh tranh với chính sản phẩm của mình

Không cần bỏ tiền đầu tư phát triển thương hiệu, xây dựng sản phẩm chất lượng uy tín, các đối tượng sản xuất, làm nhái các sản phẩm, thương hiệu có sẵn trên trên thị trường nhằm lấy lợi nhuận lớn. 

Đặc biệt, việc người tiêu dùng "dễ dãi" vô tình tiếp tay cho các đối tượng có cơ hội sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Hàng giả, hàng nhái trên mọi "mặt trận"

Số liệu từ Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), trong năm 2022, trên khắp cả nước đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ tổng cộng 72.641 vụ, phát hiện, xử lý trên 43.964 vụ hàng giả, hàng nhái hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2023, có 4.712 hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 43,3 tỷ đồng và tổng trị giá hàng hóa vi phạm hơn 45,5 tỷ đồng.

Còn số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, ngành hải quan tăng thu đến 50,6%, thu nộp ngân sách nhà nước đạt 314,8 tỷ đồng nhờ hoạt động siết chặt chống buôn lậu và gian lận thương mại. 

Trong 1 năm vừa qua, từ việc kiểm tra cũng như rà soát thị trường, lực lượng Quản lý thị trường nhận định, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phức tạp và tinh vi. 

Trong đó, lực lượng quản lý thị trường nhận thấy có 2 loại thương hiệu, nhãn hiệu bị xâm phạm đó chính là các thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng quốc tế và các thương hiệu của sản phẩm Việt Nam.

Thời gian gần đây, Bộ Công Thương liên tiếp nhận được các yêu cầu cộng với những vấn đề thắc mắc cũng như đề nghị phối hợp của các nhãn hàng lớn trên thế giới hoặc có nhà máy sản xuất ở Việt Nam về việc hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được bán tràn lan trên thị trường. 

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, hãng Ajinomoto sản xuất bột ngọt cùng với hãng Acecook của Nhật Bản sản xuất mì gói đã có những phản ánh về việc nhãn hàng của họ bị làm giả ngày càng nhiều trên thị trường Việt Nam.

Năm 2022, có hơn 1.127 tấn mì gói được tiêu thụ mỗi ngày tại Việt Nam, tăng khoảng 20% so với 5 năm trước đó. Trong 20 năm qua, khoảng gần 30 tỷ gói mì tôm được bán ở thị trường Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này bị hụt một phần doanh số vì hàng giả, hàng nhái thương hiệu, nhãn hiệu. 

Các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh đều "đau đầu" trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Ngay cả Tập đoàn Lego, một trong những tập đoàn lớn của Đan Mạch tại Việt Nam, tháng 5/2023 đã liên hệ với Tổng cục Quản lý thị trường 2 lần về việc bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm Lego tại thị trường Việt Nam.

Tập đoàn Lego cho biết, chỉ trong quý 1/2023 đã phát hiện và tháo gỡ 5.339 đường dẫn sản phẩm xâm phạm sở hữu trí tuệ trên 4 sàn thương mại điện tử lớn gồm Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. 

Các thương hiệu, nhãn hiệu được làm giả càng ngày càng tinh vi hơn. Bởi, trong trong thị trường nội địa, đối với các thương hiệu sản phẩm của Việt Nam, những mặt hàng từ đồ ăn, thức uống đều được sản xuất, làm giả, làm nhái. 

Khi doanh nghiệp e ngại xử lý

Truy tìm nguồn gốc của những mặt hàng giả, Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, hàng giả vẫn được dẫn từ hai nguồn, đó chính là nguồn nhập lậu hay thẩm lậu từ các nước có chung đường biên giới với Việt Nam vào trong thị trường nội địa và hàng giả được sản xuất và được làm ra ngay trong nước. 

Ngoài người tiêu dùng bị ảnh hưởng, vấn nạn hàng giả, hàng nhái còn khiến doanh nghiệp bị thiệt hại nặng. Bên cạnh việc các thương hiệu bị làm giả, làm nhái thì nghiêm trọng hơn là việc này làm xói mòn sức sản xuất của doanh nghiệp khi phải trực tiếp cạnh tranh với hàng nhái, hàng giả có giá rẻ. 

Thời điểm hiện tại, với xu hướng quản trị ngày càng phát triển, có không ít những tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã có bộ phận pháp lý và ban pháp chế nhằm xử lý những vấn đề liên quan tới hàng nhái, hàng giả và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa. Có thể kể đến như: Công ty URC Việt Nam, Tập đoàn Lego tại Việt Nam,...

Nhưng, số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96,7% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, những doanh nghiệp này cần chủ động kết nối và có một cơ chế hợp tác thường xuyên với đại diện pháp lý hay luật sư để được tư vấn, hỗ trợ ứng phó với những vụ việc bị vi phạm về thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. 

Lực lược Quản lý thị trường nhận định khó khăn trong quá trình "dẹp" vấn nạn hàng giả, hàng nhái nằm ở phía các doanh nghiệp. Khi biết sản phẩm của doanh nghiệp mình bị làm giả, làm nhái thì các doanh nghiệp Việt Nam thường có tâm lý e ngại, sở làm ảnh hưởng xấu tới việc phát triển thương hiệu nên sẽ tránh né. 

Bởi trên thực tế, khi người tiêu dùng biết được thương hiệu sản phẩm này có hàng giả sẽ thường lựa chọn thương hiệu khác để mua và có tâm lý "một đi không trở lại" với thương hiệu xuất hiện hàng giả.

hàng giả, hàng nhái
Các loại hàng hóa, dịch vụ thường được mua trên Internet

Doanh nghiệp cần phải chủ động phối hợp trực tiếp với các lực lượng chức năng, lực lượng thực thi như lực lượng Quản lý thị trường để cung cấp về thông tin hàng giả và phối hợp kiểm tra để xử phạt và xử lý kịp thời. 

2 năm dịch Covid- 19, thương mại điện tử trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và trên các nền tảng mạng xã hội là kênh để tiêu thụ chính hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 

Thông tin từ Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, có tới 80 đến 90% hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được tiêu thụ, mua bán trên mạng. Đây được coi là một mặt trận nóng và khó. Vì vậy, ưu tiên số 1 trong việc xử lý vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ nay tới năm 2025 sẽ là các mặt hàng trên mặt trận mạng internet.

Trong thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường sẽ có những biện pháp chống hàng giả, hàng nhái vi phạm trên môi trường thương mại điện tử như: Chống thất thu thuế trên thương mại điện tử, dùng những biện pháp kỹ thuật internet truy tìm được dấu vết của những người bán hàng trên mạng, trên những sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng thế giới vẫn tăng mạnh dù đồng USD leo thang, trong nước, vàng miếng SJC thêm nửa triệu đồng/lượng ở cả chiều mua - bán...