Thu nhập từ chứng khoán đầu tư tăng mạnh, VietABank báo lãi 592 tỷ đồng sau 9 tháng

Không nằm ngoài xu thế chung của ngành, VietABank kinh doanh khá chật vật trong quý 3/2023...

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (mã chứng khoán: VAB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (mã chứng khoán: VAB)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank - mã chứng khoán: VAB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023.

Cụ thể, tính riêng quý 3, thu nhập lãi thuần của VietABank đạt 142 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh lần lượt dừng ở mức 14 tỷ đồng và 1,5 tỷ đồng.

Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư là điểm sáng nhất trong bức tranh kinh doanh quý 3 của VietABank khi thu được gần 131 tỷ đồng tiền lãi, trong khi cùng kỳ chỉ thu được hơn 2 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do chi phí hoạt động tăng mạnh 21% lên gần 226 tỷ đồng. Thêm vào đó, Ngân hàng dành ra gần 43 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng (gấp 2.3 lần). Vì vậy, VietABank chỉ còn lãi trước thuế hơn 63 tỷ đồng, giảm đến 67% so với cùng kỳ.

Chia sẻ thêm về tình hình kinh doanh trên, VietABank cho hay chi phí huy động vốn ở các kỳ hạn dài từ quý 3/2022 dẫn đến giá vốn tăng 815 tỷ đồng, tăng 76,7% so với cùng kỳ năm 2022 đã khiến cho lợi nhuận của ngân hàng không đạt như kỳ vọng.

Mặt khác, lãi suất cho vay tiếp tục giảm đồng thời ngân hàng thực hiện miễn, giảm lãi suất, chủ động cắt giảm thu nhập để hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn giúp hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế khiến thu nhập lãi thuần không tăng trưởng như kỳ vọng.

"Bên cạnh đó, với tình hình kinh tế biến động ảnh hưởng tới các ngành dẫn tới nợ xấu tăng cao, việc tăng chi phí dự phòng rủi ro cũng là một trong những yếu tố làm giảm lợi nhuận", lãnh đạo VietABank nói.

Thực ra, tình hình kinh doanh có phần chậm nhịp tại VietABank không phải trường hợp đơn lẻ. Trước đó, nhiều chuyên gia đã dự báo sớm rằng, yếu tố kéo lợi nhuận quý 3/2023 của ngành ngân hàng đi lùi chủ yếu đến từ chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng. Với tình hình biến động chung của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường trái phiếu, bất động sản, chứng khoán, nhiều doanh nghiệp, cá nhân gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nợ xấu, kéo theo chi phí trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng tăng.

Quay lại với bản báo cáo tài chính mới nhất của VietABank, kết thúc quý 3, tổng tài sản của ngân hàng đạt 104.024 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cuối năm 2022, đạt 92,3% kế hoạch. Vốn chủ sở hữu đạt 7.750 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2022.

Tổng nợ phải trả ở mức 96.273 tỷ đồng. Trong đó, khoản huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 87.748 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cuối năm 2022, hoàn thành 107% kế hoạch năm 2023. Dư nợ tín dụng đạt 66.924 tỷ đồng (bao gồm cả dư nợ trái phiếu doanh nghiệp), tăng 6,57% so với cuối năm 2022, đạt 94% kế hoạch năm 2023.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, VietABank ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 658,1 tỷ đồng. Sau khi trừ đi khoản dự phòng rủi ro, lợi nhuận trước thuế đạt 592,4 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tại thời điểm 30/9/2023, tỷ lệ nợ xấu của VietABank là 1,69%, dưới mức 3% theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Hiện tại, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng đạt trên 9%, tương đương với mức bình quân của ngành ngân hàng.

Ngoài ra, VietABank cũng duy trì thanh khoản ổn định và an toàn, cao hơn mức yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước với tỷ lệ dự trữ 13,38%, tỷ lệ khả năng chi trả VND (30 ngày) là 195,59%, tỷ lệ khả năng chi trả ngoại tệ (30 ngày) là 18,32%.

vab stock 27 10 23.png
Thị giá cổ phiếu VAB thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên 27/10, VAB tăng nhẹ 1,47% lên mức 6.900 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á đạt 3.752 tỷ đồng.

Xem thêm

Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phần (May 10 - mã chứng khoán: M10)

Ngược dòng ngành, May 10 báo lãi quý 3/2023

Nhờ việc tích cực tiết giảm giá vốn, chi phí bán hàng cùng với chi phí quản lý, May 10 đã có một quý kinh doanh khởi sắc, lợi nhuận thuần cao nhất từ đầu năm tới giờ...

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Chứng khoán Everest bị xử phạt hơn 177 triệu đồng do vi phạm trong lưu trữ hồ sơ và báo cáo tài chính, trong khi kết quả kinh doanh năm 2024 sụt giảm mạnh. Cổ phiếu EVS lao dốc, công ty lên kế hoạch tái cấu trúc nhưng tương lai vẫn bất định...

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

VN-Index mở đầu tuần tích cực, tăng 8,44 điểm lên 1.330,32 điểm nhờ nhóm vốn hóa lớn và ngân hàng, dù thị trường phân hóa với nhiều mã bất động sản giảm. Xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì đà tăng, với kỳ vọng kiểm định các mốc kháng cự 1.340 - 1.350 điểm, trong khi phái sinh kỳ vọng vượt 1.395 điểm...