Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Sẽ rà soát các dự án bất động sản để tìm hướng tháo gỡ”

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng tại Hội thảo “Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay” do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam tổ chức sáng 25/11.
Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết: Nguồn cung bất động sản chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước
Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết: Nguồn cung bất động sản chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nhận định: Sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản cả nước, đặc biệt là tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.

“Nguồn cung bất động sản mới chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2020”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh và cho biết: Từ đầu năm đến nay, đối với dự án phát triển nhà ở thương mại: Có 201 dự án với 84.544 căn được cấp phép, có 125 dự án với 15.525 căn hoàn thành; Đối với dự án nhà ở xã hội, trên cả nước có 06 dự án với 2.402 căn được cấp phép mới; 11 dự án với 1.352 căn hoàn thành; Đối với dự án du lịch nghỉ dưỡng và văn phòng kết hợp lưu trú: Trên cả nước có 46 dự án mới với 10.009 căn hộ du lịch, 2.112 biệt thự du lịch được cấp phép; có 12 dự án với 165 căn văn phòng kết hợp lưu trú hoàn thành.

Lượng dự án và căn hộ thương mại đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai tương đương so với cùng kỳ năm 2020 với 254 dự án (82.258 căn) được các Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

“Lượng giao dịch bất động sản bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng giá giao dịch tăng mạnh và có hiện tượng sốt giá cục bộ tại một số khu vực, phân khúc bất động sản”, ông Sinh nói và nhận định: Giá bất động sản liên tục tăng, giá nhà ở đặc biệt là tại khu vực đô thị quá cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, giá bất động sản một số khu vực, một số phân khúc đặc biệt là đất nền tăng nhanh trong thời gian ngắn do xuất hiện các thông tin chưa rõ ràng về quy hoạch hành chính từ huyện, thị xã lên quận, thành phố; về chủ trương đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu du lịch mới, đầu tư xây dựng sân bay, dẫn đến giới đầu cơ, môi giới lợi dụng để thổi giá thu lợi.

Để giải quyết các khó khăn của thị trường bất động sản, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nêu ra hàng loạt các giải pháp, trong đó nhấn mạnh việc cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ những chồng chéo, vướng mắc về thủ tục pháp lý, tạo cơ chế thông thoáng cho thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.

Cùng chung nhận định, TS.Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cho biết: Nguồn cung bất động sản đã sụt giảm từ những năm trước, tiếp tục bị sụt giảm bởi dịch bệnh và chính sách chưa được tháo gỡ triệt để. Giao dịch trên thị trường thường xuyên đối mặt với tình trạng đứt gãy, gián đoạn.

Theo TS.Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, giá bất động sản có xu hướng tiếp tục tăng ở mức cao
Theo TS.Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, giá bất động sản có xu hướng tiếp tục tăng ở mức cao

“Tôi cho rằng khả năng phục hồi nền kinh tế thị trường bất động sản Việt Nam, trong trạng thái bình thường mới đồng thời có sự nỗ lực hệ thống quản lý dịch bệnh, là tươi sáng. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn chưa có nhiều cải thiện do thủ tục đầu tư vẫn chưa thể tháo gỡ triệt để vướng mắc, nhất là Hà Nội và TP.HCM”, ông Đính nhận định, đồng thời dự báo: “Xu hướng giá bất động sản có thể tiếp tục tăng ở mức cao”.

Để tháo gỡ, ông Đính cũng kiến nghị cần tiếp tục rà soát mâu thuẫn, chồng chéo của pháp luật, rào cản thủ tục phê duyệt đầu tư dự án bất động sản để có quyết định tháo gỡ kịp thời, trước khi đợi sửa luật; Thành lập cơ quan chuyên biệt có năng lực và khả năng tiếp nhận, xử lý vướng mắc thuộc thẩm quyền Chính phủ nhằm hỗ trợ cho các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thủ tục phê duyệt đầu tư các dự án.

“Cần xử lý các địa phương không tích cực hỗ trợ các đơn vị phát triển, để tồn đọng và kéo dài nhiều hồ sơ, thủ tục dự án đầu tư bất động sản”, ông Đính kiên quyết đề nghị.

Tại các phiên thảo luận mở của hội thảo, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp cũng đã tiếp tục “đào sâu” về vấn đề tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án, kiến nghị sửa đổi những điểm bất cập của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng… Những điều khoản chồng chéo trong thủ tục đầu tư tại các luật này đã gây cản trở, ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai đầu tư dự án của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng lớn đến nguồn cung của thị trường.

“Sự sụt giảm nguồn cung dự án nhà ở thị trường bất động sản vừa qua tại TP.HCM rất ghê gớm. Vướng là do quy định pháp luật, trực tiếp là dự án nào có 100% đất ở thì mới được công nhận là chủ đầu tư. Sau đó, có sửa thêm rằng “đất ở và các loại đất khác”. Chúng tôi cho rằng điều này không đúng ở Luật Đất đai. Có 173 dự án tại TP.HCM bị vướng ở vấn đề này”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhấn mạnh.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho biết: Có 173 dự án tại TP.HCM bị vướng mắc trong thủ tục công nhận chủ đầu tư
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho biết: Có 173 dự án tại TP.HCM bị vướng mắc trong thủ tục công nhận chủ đầu tư

Ông Châu cũng cho hay: Nghị định 30 hướng dẫn đúng nhưng thiếu là bỏ sót những trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp mà không có đất ở.

Trong 5 năm qua, quy định nhà đầu tư phải có 100% đất ở thì mới được chỉ định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, dẫn đến hàng trăm dự án nhà ở thương mại trong cả nước không thể triển khai thực hiện.

Nay chỉ cho phép thêm trường hợp được xác định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với nhà đầu tư có đất ở hợp pháp và các loại đất khác, nhưng sẽ không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, bao gồm trường hợp nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu: 100% đất nông nghiệp, 100% đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đất hỗn hợp gồm đất nông nghiệp - đất phi nông nghiệp không phải là đất ở. Mặc dù, việc nhà đầu tư nhận chuyển quyền sử dụng đất hoàn toàn phù hợp theo quy định của pháp luật về đất đai.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...