Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nhanh chóng xây dựng các kịch bản ứng phó với biến chủng mới Omicron

Những vấn đề như nhanh chóng xây dựng các kịch bản ứng phó trước nguy cơ biến chủng mới Omicron, xem xét mở lại đường bay quốc tế và gói phục hồi kinh tế… được các thành viên Chính phủ thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 11 mới diễn ra.

Thông tin về phiên họp Chính phủ diễn ra cùng ngày, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết các thành viên Chính phủ nhận định, Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 được xây dựng, ban hành và triển khai rất kịp thời, đúng hướng, sát thực tế, hiệu quả và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, số ca bệnh mắc trong cộng đồng có xu hướng tăng ở nhiều địa phương. Thời gian tới, có thể tiếp tục ghi nhận các chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan, ngoài ra biến chủng mới Omicron có khả năng lây nhiễm và kháng kháng thể mạnh hơn.

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn và các thành viên của Chính phủ đã giải đáp nhiều vấn đề nóng được các phóng viên đặt ra trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 11. (Ảnh: VGP)
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn và các thành viên của Chính phủ đã giải đáp nhiều vấn đề nóng được các phóng viên đặt ra trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 11. (Ảnh: VGP)

Trước tình hình đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP thống nhất từ Trung ương đến địa phương; đồng thời, bám sát thực tiễn, kịp thời sửa đổi, bổ sung những vấn đề chưa phù hợp, bảo đảm sự lãnh đạo nhất quán, tập trung, xuyên suốt.

"Tinh thần là không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, đồng thời cũng không hốt hoảng, lo sợ. Cần phải nhanh chóng xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó; tổng hợp nhu cầu và tổ chức mua, dự phòng đủ vắc xin, thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch tại các địa phương", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhắc lại.

Xem xét mở lại đường bay quốc tế

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan quan tới kế hoạch mở lại đường bay thương mại quốc tế của Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết việc mở các đường bay là nhu cầu khách quan, không chỉ của riêng Việt Nam mà của các nước khác để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương, du lịch. 

Theo ông Đông, kế hoạch mở đường bay quốc tế dự kiến vào đầu tháng 12 có thể bị ảnh hưởng khi gần đây có thêm biến chủng mới của virus SARS-CoV-2, không chỉ Việt Nam mà các nước cũng sẽ xem xét thận trọng hơn. Do đó, Bộ này cần rà soát và làm việc lại với các quốc gia để báo cáo Thủ tướng quyết định.

Trước đó, Bộ GTVT đã xây dựng kế hoạch về nội dung này và báo cáo Thủ tướng ngày 8/11 vừa qua, trong đó đưa ra những quốc gia mà Việt Nam dự kiến liên kết mở đường bay quốc tế, ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc còn có 10 quốc gia khác, kèm theo đó là lộ trình và từng giai đoạn khác nhau dựa trên nhu cầu của từng thị trường.

Thứ trưởng Bộ GTVT nêu ra nhiều điều kiện cần và đủ để mở đường bay quốc tế như phải xem xét, căn cứ vào khả năng phòng chống dịch, tỷ lệ tiêm vắc xin của người dân và quan trọng là sự đồng thuận của các quốc gia về phương thức kết nối.

"Mở đường bay quốc tế với quốc gia nào phải có sự đồng thuận của quốc gia đó. Các hãng hàng không cũng phải tuân thủ, và các hãng cũng đã sẵn sàng bay. Theo đó, hộ chiếu vắc xin sẽ là công cụ để mở chuyến bay quốc tế", ông Đông biết. 

Gói phục hồi kinh tế

Thông tin về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng đây là nhiệm vụ được Chính phủ giao cho Bộ KH&ĐT và các bộ ngành xây dựng, tập hợp, trình ra Quốc hội vào phiên họp bổ sung cuối năm 2021.

Nội dung của chương trình phục hồi đã được báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ nhiều vòng. Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, Thủ tướng đã có bài phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của gói hỗ trợ và Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã giải trình trước Quốc hội về gói hỗ trợ, phục hồi kinh tế.

Theo đó, các giải pháp chủ yếu gồm chương trình phục hồi tổng thể mở cửa kinh tế sẽ gắn với các chính sách hỗ trợ cho phòng chống dịch; chương trình hỗ trợ an sinh xã hội và việc làm; chương trình phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã và doanh nghiệp; chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực đầu tư.

Ông Phương nhấn mạnh: “Các giải pháp này đã cơ bản bao quát các lĩnh vực hỗ trợ, hướng tới phục hồi nhanh và phát triển, là những giải pháp đủ mạnh cho phục hồi phát triển”.

Về thời gian thực hiện, Bộ KH&ĐT dự kiến xây dựng báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thực hiện trong 2 năm 2022 - 2023. Tùy tình hình cụ thể, diễn biến của dịch bệnh và yêu cầu đặt ra về một số giải pháp cần phải kéo dài thêm, như dự án đầu tư công quy mô lớn, có thể phải thực hiện kéo dài thêm.

Về quy mô gói hỗ trợ phải đủ lớn, ông Phương cho rằng giải pháp cần phải mạnh, tốn kém chi phí hơn. 

Theo đó, các công cụ thực hiện gói hỗ trợ gồm tài khóa, tiền tệ, huy động các quỹ ngân sách và ngoài doanh nghiệp, huy động sự tham gia khu vực tư nhân trong các dự án đầu tư công theo phương thức đối tác công tư.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…