Chịu tác động lớn của dịch Covid-19, Nhật Bản phải dự thảo gói kích thích kinh tế thứ 2

Nhật Bản sẽ biên soạn dự thảo gói kích thích kinh tế mới trị giá 1,1 nghìn tỷ USD để bù đắp những thiệt hại mà Covid-19 gây ra.
Chịu tác động lớn của dịch Covid-19, Nhật Bản phải dự thảo gói kích thích kinh tế thứ 2

Một gói hỗ trợ kích thích kinh tế mới, với giá trị 117 nghìn tỷ yên (1,1 nghìn tỷ USD) được biên soạn vào hôm nay (27/4), sẽ bao gồm 33 nghìn tỷ yên cho các khoản chi tiêu trực tiếp. Để tài trợ cho gói hỗ trợ, Nhật Bản sẽ phát hành thêm 31,9 nghìn tỷ yên trái phiếu chính phủ theo ngân sách bổ sung thứ hai cho năm tài chính hiện tại, dự tính kết thúc vào tháng 3 năm 2021.

Gói hỗ trợ mới sẽ đưa tổng số ngân sách Nhật Bản đã chi ra để đối phó với dịch bệnh lên tới 234 nghìn tỷ yên (khoảng 2,2 nghìn tỷ USD), tương đương 40% tổng GDP của Nhật Bản. 

“Chúng ta phải bảo vệ doanh nghiệp và việc làm bằng bất kỳ các nào có thể. Chúng ta cũng cần phải thực hiện tất kỳ các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, chuẩn bị cho một làn sóng dịch bệnh Covid-19 khác”, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói trong cuộc họp với các nhà lập pháp đảng cầm quyền. 

Các quan chức cho biết, gói kích thích kinh tế mới sẽ bao gồm các biện pháp như tăng chi tiêu y tế, viện trợ cho các công ty đang gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê địa điểm, hỗ trợ sinh viên mất việc làm thêm và cung cấp thêm trợ cấp cho các công ty sụt giảm doanh số. Trong ngân sách bổ sung thứ 2 mới đây, chính phủ Nhật Bản cũng sẽ dành ra 10 nghìn tỷ yên để dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp. 

Trước đó vào tháng 4, Nhật Bản cũng đã biên soạn một gói kích thích kinh tế kỷ lục trị giá 117 nghìn tỷ yên, tập trung hỗ trợ các khoản thanh toán tiền mặt cho các hộ gia đình và các phương pháp đối phó ngay lập tức đối với thiệt hại từ đại dịch. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…