Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh triển khai 3 tuyến đường sắt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường cùng chúc mừng những thành tựu phát triển quan trọng mỗi Đảng, mỗi nước đạt được thời gian qua…

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lý Cường
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lý Cường

Tại buổi hội đàm ngày 11/7, hai Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi chân thành và tình cảm hữu nghị tốt đẹp dành cho nhau giữa Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Ủy viên trưởng Nhân đại Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Chính hiệp Vương Hộ Ninh.

Trong nội dung làm việc với người đồng cấp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục triển khai hiệu quả nhận thức chung giữa lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, duy trì tiếp xúc cấp cao và các cấp để trao đổi về quan hệ song phương và các vấn đề cùng quan tâm.

Trên cơ sở hai bên nhất trí nội dung thỏa thuận hợp tác 3 tuyến đường sắt và thúc đẩy sớm ký kết trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị hai bên đẩy nhanh hợp tác triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Lạng Sơn-Hà Nội và Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng, đề nghị Trung Quốc hỗ trợ về vốn, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực trong việc thực hiện các dự án này.

Ngoài ra, Thủ tướng bày tỏ mong muốn Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam, phối hợp với Việt Nam triển khai trạm kiểm nghiệm, kiểm dịch đối với nông sản Việt Nam tại Cửa khẩu quốc tế đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường;

Cùng với đó là việc triển khai hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện; đẩy nhanh triển khai và từng bước nhân rộng mô hình cửa khẩu thông minh sang các cặp cửa khẩu khác; sớm tiến hành trao đổi giữa nhóm công tác nghiên cứu về mô hình triển khai Khu hợp tác kinh tế qua biên giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị hai bên nỗ lực củng cố nền tảng xã hội của quan hệ song phương, triển khai tốt Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung 2025, coi đây là cơ hội để đẩy mạnh giao lưu nhân dân và tuyên truyền hữu nghị; thúc đẩy phục hồi du lịch, đạt và vượt mức trước dịch COVID-19.

Thủ tướng nhấn mạnh, hai bên cần chú ý kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.

Đáp lại ý chí của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lý Cường đánh giá cao chuyến công tác đến Vân Nam và Trùng Khánh của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đối với các đề xuất về hợp tác của Việt Nam, Thủ tướng Lý Cường khẳng định Đảng, Chính phủ Trung Quốc luôn coi quan hệ với Việt Nam là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng; nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam duy trì trao đổi chiến lược, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác thực chất, đưa quan hệ Đối tác Hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung-Việt có ý nghĩa chiến lược không ngừng đi vào chiều sâu, thực chất.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Lý Cường khẳng định, Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông sản; nhất trí tăng cường kết nối hạ tầng giao thông, thúc đẩy hợp tác xây dựng và duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất ổn định ở khu vực, ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức năm APEC 2027.

Nhân dịp này, trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình và Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc đã trao đổi công hàm giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc về việc thành lập Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Trùng Khánh (Trung Quốc).

Xem thêm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...

Có thể bạn quan tâm

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.

30/4 – Đất nước trọn niềm vui

30/4 – Đất nước trọn niềm vui

Những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, hàng triệu lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, nhuộm đỏ rực những con phố, những bản làng, thôn xóm. Giữa tiếng nhạc rộn rã, tiếng hò reo náo động là những khuôn mặt rạng rỡ xen lẫn ánh mắt rưng rưng niềm xúc động. Một lần nữa, ký ức và khát vọng của dân tộc Việt Nam cùng trào dâng, như dòng sông cuộn chảy. Ngày 30/4 không chỉ là ngày đất nước liền một dải, mà hơn thế nữa, đó là ngày lòng người Việt Nam cùng thống nhất trong tự hào, trong yêu thương và khát vọng dựng xây một tương lai tươi sáng – ngày Đất nước trọn niềm vui...