Thủ tướng yêu cầu xử lý tồn tại một số dự án ngành Công Thương

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thời gian tới xử lý các tồn tại, yếu kém, không hiệu quả các dự án, doanh nghiệp...
Thủ tướng yêu cầu xử lý tồn tại một số dự án ngành Công Thương

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ bàn về xử lý các tồn tại yếu kém, không hiệu quả của một số dự án và doanh nghiệp ngành Công Thương.

Thông báo kết luận nêu rõ, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước được giao nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực sản xuất các mặt hàng thiết yếu, sản xuất nhiên liệu xăng dầu, hóa dầu, phân bón, thép, giấy,… phục vụ cho nền kinh tế, sản xuất và đời sống nhân dân.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước, các doanh nghiệp nhà nước có sự phát triển lớn mạnh, giữ vai trò chủ đạo, góp phần quan trọng trong khai thác tài nguyên, tiên phong thực hiện các mục tiêu, chương trình phát triển và điều hành của Chính phủ để phát triển kinh tế, xã hội thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách, xây dựng đất nước.

Tuy nhiên thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong bối cảnh những khó khăn chung của kinh tế thế giới, khu vực và trong nước nhu cầu về các nguyên liệu, sản phẩm thiết yếu thay đổi, tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt, trong khi đó công tác dự báo, đánh giá thị trường của các Tập đoàn, Tổng công ty còn hạn chế, trong đó có nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến chi phí sản xuất cao, thua lỗ lớn đã xảy ra và còn tiếp tục thua lỗ trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong bối cảnh như vậy, cần bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp một cách khách quan, toàn diện để từ đó có giải pháp xử lý phù hợp, khẩn trương, kiên quyết nhằm sớm ổn định hoạt động các doanh nghiệp theo đúng chủ trương tái cơ cấu các doanh nghiệp của Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thời gian tới xử lý các tồn tại, yếu kém, không hiệu quả các dự án, doanh nghiệp theo nguyên tắc khẩn trương, triệt để, tổn thất ít nhất thất thoát tài sản nhà nước, theo nguyên tắc thị trường. Không để đổ vỡ ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp khác.

Phân loại từng dự án để xử lý cho phù hợp, không dùng ngân sách nhà nước, không tiếp tục đầu tư trực tiếp vào các dự án, các Tập đoàn, Tổng công ty chủ động cân đối nguồn lực để giải quyết khó khăn, vướng mắc của các dự án và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo từng đơn vị để xử lý các dự án, xem xét kỹ, toàn diện các mặt để có phương án xử lý sớm nhất, đồng bộ, hiệu quả tránh thất thoát tài sản nhà nước.

>> Di sản của Vinashin, canh bạc của Vinalines, PVN

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...