Thương hiệu doanh nghiệp: Trò chơi của xúc cảm

Có một lý do khiến hàng nghìn người chờ đợi bên ngoài các cửa hàng của Apple mỗi khi DN này ra mắt một sản phẩm mới. Có một lý do khiến khách hàng chọn Nike thay vì Adid
Thương hiệu doanh nghiệp: Trò chơi của xúc cảm

Đó chính là lý do khiến cuộc chiến thương hiệu diễn ra trên các phương tiện truyền thông xã hội rất khéo léo nhưng lại vô cùng mạnh mẽ.

Ngành ngềh nào cũng tồn tại sự cạnh tranh, trực tiếp hay gián tiếp. Khi kinh tế phẳng hiện hữu, kinh doanh không biên giới trở thành xu thế, DN cần tìm cách để trở nên nổi bật hơn đối thủ. Xây dựng thương hiệu không
chỉ là cuộc chơi của các công ty hay tập đoàn đa quốc gia “nhiều tiền” mà còn là cuộc đua của những DN vẫn còn “chân ướt chân ráo” bước vào thị trường.

Thương hiệu DN không đơn thuần là cử chỉ, giọng điệu hay cách giao tiếp với khách hàng. Tất cả yếu tố trực diện như logo, phông chữ, màu sắc thương hiệu, hình ảnh đại diện... đều nhằm kết nối khách hàng. Sự hòa quyện đó tạo nên cảm quan nhất định về DN. Nó sẽ xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ các điểm đỗ xe bus hay mẩu quảng cáo hiển thị trên facebook. Đó chính là xúc cảm đầu tiên.

Nổi bật bằng sự hóm hỉnh

Cách truyền thông của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ Wendy’s là một ví dụ điển hình của việc xây dựng hình ảnh dựa trên xúc cảm. DN bán đồ ăn nhanh lớn thứ 3 của Mỹ sử dụng khiếu hài hước của mình để kết nối khách hàng và “troll” đối thủ, đơn cử nhất là McDonald’s.

Nhiều người cho rằng, cách làm này của Wendy’s rất kém văn minh. Nhưng đây lại là một chiến lược được xây dựng vô cùng bài bản. Cách xây dựng thương hiệu này khiến Wendy’s thu hút được nhiều người hơn. Thậm chí, những người không hề thích sử dụng đồ ăn nhanh cũng phải chú ý.

Wendy’s rất tích cực tương tác trên twitter. Bằng cách này, các dòng tweet của Wendy’s trở nên vô cùng hấp dẫn. Năm 2018, một thiếu niên Mỹ được Wendy’s tặng một năm ăn gà rán tẩm cốm miễn phí khi retweet lại các dòng tweet của Wendy’s nhiều nhất. Sau sự kiện này, tài khoản twitter của Wendy’s có thêm đến 970.000 lượt theo dõi mới.

Cũng sau sự kiện này, logo cô bé thắt bím tóc đỏ của Wendy’s được nhiều người đưa vào các bộ phim anime ngắn, đăng lên youtube. Tất cả để làm các dòng tweet của Wendy’s trở nên nổi bật hơn, nhằm nhận được những giải thưởng hấp dẫn từ thương hiệu đồ ăn nhanh này.

Sau hiệu ứng đó, Wendy’s tiếp tục sản xuất một bản mixtape gồm 5 bài hát có chủ đề “We beefin” trên nền giọng của một rapper nữ để giới thiệu về sản phẩm mới. Ca khúc này đã đứng đầu bảng xếp hạng các ca khúc gây nghiện toàn cầu của trang nhạc trực tuyến miễn phí Spotify.

Từ đó, thương hiệu Wendy’s với hình ảnh một cô bé thắt bím tóc đỏ trở nên thu hút, hấp dẫn theo phong cách hóm hỉnh, hài hước, đôi khi còn có cả sự châm chọc. Tuy nhiên, điều tuyệt vời hơn, nó tạo nên hiệu ứng lan tỏa không hề nhỏ, giúp thương hiệu này nổi bật hơn so với “ông anh cả” làng thức ăn nhanh là McDonald’s. Và quan trọng nhất là, khách hàng - họ thích điều đó.

Thông minh để tạo "lòng trung thành"

Thương hiệu là một mảnh ghép trong chiến lược marketing trực tuyến để kết nối khách hàng. Dù DN hoạt động trong lĩnh vực B2B hay B2C thì làm thế nào kết nối được nhiều khách hàng hơn luôn là mục tiêu quan trọng nhất. Và xây dựng thương hiệu tinh tế và sắc sảo là cách hiệu quả để đạt được mục tiêu này.
Sự kết nối giữa người với người được dựa trên tính cách. Những ai có tính cách hợp nhau sẽ có xu hướng gắn kết với nhau bền chặt và lâu dài hơn. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia thương hiệu thường “thổi” vào trong hình ảnh của DN những tính cách nhất định.

Cần phải nói rằng, để được retweet, nội dung được Wendy’s đăng tải trên twitter đều được nghiên cứu vô cùng kỹ lưỡng. Việc xác định đi theo hướng tính cách hóm hỉnh, đôi khi có chút xấu tính của Wendy’s đều được thực hiện bởi chuyên gia marketing hàng đầu thế giới. Trong đó, có những cái tên đình đám đã từng góp phần không nhỏ làm nên thành công cho thương hiệu như Pizza Hut của Tập đoàn Yum!.

Sau khi xác định được những tiêu chí trên, việc DN cần làm là thúc đẩy nhận diện thương hiệu. Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ, thời kỳ kết nối chủ yếu trên mạng xã hội và sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng khốc liệt, tạo dấu ấn cho thương hiệu lại trở thành điểm mấu chốt.

Thành công của Wendy’s trên Twitter phản ánh vai trò của nền tảng blog, mạng xã hội trong nỗ lực tiếp thị của DN. Chính kane - người có công lớn trong chiến dịch twitter kể trên khẳng định, “twitter cho phép chúng tôi (Wendy’s) kết nối trực tiếp với khách hàng. Nền tảng này đã làm mất đi lợi thế truyền thông mà McDonald’s có ưu thế hơn so với chúng tôi”, đại diện của Wendy’s khẳng định.

Tuy nhiên, twitter, facebook hay google chỉ là phương tiện để truyền tải thông điệp và hình ảnh của DN đến với khách hàng. quan trọng nhất là DN xác định được một “tệp” khách hàng cốt lõi cũng như xây dựng được “tính cách” thương hiệu để tạo nên sự “trung thành” của các khách hàng này.

Một chuyên gia về xây dựng hình ảnh chỉ ra rằng, nếu muốn có một lượng khách hàng trung thành, DN cần tạo dựng một bộ nhận diện thương hiệu có tính nhất quán, đồng nhất và phù hợp với đối tượng khách hàng hướng đến. Nhiều công ty đã thất bại chỉ vì muốn tạo nên một hình ảnh làm hài lòng tất cả mọi người.

Không thể phủ nhận, khi Wendy’s quyết định chi nhiều tiền hơn quảng bá hình ảnh trên mạng xã hội và các nền tảng kỹ thuật số khác giúp DN này nổi bật hơn đối thủ nhưng thực chất, nền tảng kỹ thuật số chỉ là phương tiện để thu hút khách hàng. Cách xác định thông điệp, xây dựng hình ảnh thương hiệu mới là yếu tố quyết định. Chiến lược thương hiệu đã giúp Wendy’s tăng nhanh độ phủ trên toàn nước Mỹ, tạo nên những ưu thế vượt trội để hấp dẫn thêm khách hàng.

>> Những bí mật làm nên sự thành công của thương hiệu thời trang đình đám Zara

Có thể bạn quan tâm