Thương vụ huy động vốn ngoại lớn nhất thị trường chứng khoán?

Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa công bố lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về một số nội dung quan trọng trong phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp này dự kiến huy động tối thiểu 25.000 tỷ đồng vốn ngoại th
Thương vụ huy động vốn ngoại lớn nhất thị trường chứng khoán?

Theo đó, Hội đồng quản trị Vingroup đề xuất việc chào bán cổ phần riêng lẻ lên tới 250 triệu cổ phiếu. Giá chào bán trên 100.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị huy động tối thiểu 25.000 tỷ đồng. Mức giá phát hành cụ thể sẽ do Hội đồng quản trị quyết định. 

25.000 huy động được, Vingroup dự kiến sẽ đầu tư 6.000 tỷ góp vốn vào Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast (3.000 tỷ), Công ty cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất Vinsmart (2.000 tỷ), Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ VinTech (1.000 tỷ). Vingroup dành 10.000 tỷ để trả các khoản gốc và lãi vay trong năm 2019.

9.000 tỷ đồng còn lại dùng cho các hoạt động kinh doanh và cấp vốn ngắn hạn cho tập đoàn và các công ty con.

Thời điểm chào bán thực hiện trong 3 quý cuối năm 2019, tuỳ quyết định của Hội đồng quản trị.

Nếu thành công, đây là thương vụ huy động vốn ngoại lớn trên sàn chứng khoán Việt, khơi thông dòng chảy vốn ngoại vào Việt Nam.

Tại thời điểm 31/12/2018, tổng tài sản của Vingroup là 289.105 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là 190.046 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Vingroup cũng lên tới 99.059 tỷ đồng. Vingroup là doanh nghiệp tư nhân Việt có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam hiện nay. 

Ngoài ra, trong đợt lấy ý kiến này, Vingroup còn trình cổ đông thay đổi một số ngành nghề kinh doanh, trong đó, loại bỏ lĩnh vực cổng thông tin và bổ sung chi tiết đối với ngành nghề đại lý môi giới, buôn bán nông lâm sản, nghiên cứu thị trường, dịch vụ lưu trú ngắn ngày.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu VIC của Vingroup đang giao dịch quanh ngưỡng 120.000 đồng mỗi cổ phần - mức cao nhất kể từ khi niêm yết tới nay (theo thị giá đã điều chỉnh) và cao hơn khoảng 20% so với mức giá tối thiểu của đợt phát hành lần này. Vingroup hiện cũng là doanh nghiệp có giá trị vốn hóa cao nhất thị trường chứng khoán với 378.500 tỷ đồng, tương đương hơn 16 tỷ USD.

>> Muốn gián tiếp sở hữu Sữa Mộc Châu, Vinamilk dự chi hơn 1.500 tỷ chào mua công khai cổ phần GTNFoods

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...