Thương vụ tại Sabeco: Ấn tượng những con số

Phiên đấu gía toàn bộ số cổ phần Sabeco mà Bộ Công Thương chào bán đã kết thúc với những con số vô cùng ấn tượng và để lại nhiều suy nghĩ...
Thương vụ tại Sabeco: Ấn tượng những con số

"02" nhà đầu tư “trong nước” tham gia mua cổ phần

Ấn tượng đầu tiên của quá trình thoái vốn Sabeco chính là những nhà đầu tư tham gia phiên đấu giá.

Trước đó, trong văn bản của Bộ Công Thương công bố ngày 17/12, buổi đấu giá lịch sử ở Sabeco chỉ có 02 nhà đầu tư đăng ký tham gia. Đây mức “tiêu chuẩn” để đáp ứng điều kiện tối thiểu về số lượng đăng ký của một phiên chào bán cạnh tranh. Cả hai đều là nhà đầu tư trong nước, gồm 01 tổ chức và 01 cá nhân.

Thông báo của Bộ Công Thương cũng cho biết, tổng số lượng cổ phần mà hai nhà đầu tư này đăng ký mua là 343.682.587 cổ phần – lớn hơn số cổ phần Sabeco mà Bộ Công Thương chào bán (là 343.662.587 cổ phần tương đương 53,59% vốn điều lệ).

Và chỉ với hai nhà đầu tư tham gia, có thể nói, phiên đấu giá này không hề gay cấn bởi “tỷ lệ chọi” là quá thấp. Và bằng chứng là trong phiên đấu giá hôm qua (18/12), 02 nhà đầu tư đã nhanh chóng hoàn tất cuộc thu mua.

Công ty TNHH Vietnam Beverage – nhà đầu tư được hậu thuẫn bởi ThaiBev, tập đoàn đồ uống khổng lồ của Thái Lan đã “ôm trọn lô” 327.053.405 cổ phần Sabeco (51% vốn điều lệ) với giá 320.000đ/ cổ phần và ông Ngô Vinh Hiển đã mua 20.000 cổ phần với giá 320.500 đồng/cổ phần

Giá khởi điểm: 320.000đ/ cổ phần

Từ những ngày cuối tháng 11, đã có rất nhiều nhận định và câu hỏi dành cho “giá” của cổ phiếu Sabeco đặc biệt là khi Bộ Công Thương đang muốn hoàn tất mục tiêu chào bán cổ phiếu SAB trong tháng 12.

Phương án thoái vốn tại Sabeco được triển khai theo phương thức tương tự như Tổng công ty Kinh doanh và Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn Vinamilk tức là chào bán cạnh tranh và theo giá thị trường.

Chính vì vậy mà trong những ngày cuối tháng 11, cổ phiếu SAB luôn giao dịch ở mức giá 309.000 đồng/cp, tăng hơn 50% so với đầu năm 2017. Qua đó, SAB đã trở thành cổ phiếu duy nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến hiện tại có mức giá trên 300.000 đồng/cp, mức cao nhất mà một cổ phiếu có thể đạt được trong vòng 10 năm trở lại đây. Và chốt phiên giao dịch ngày 18/12 vừa qua, giá cổ phiếu SAB là 309.200 đồng/cổ phiếu.

Với giá trị như vậy cùng với 614,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, SAB đã đạt mức vốn hóa 198 nghìn tỷ đồng, trở thành cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn nhất thị trường hiện nay.

Suốt thời gian qua, nhiều nhà đầu tư, giá cổ phiếu SAB ở mức này “khá phi lý” và thậm chí là “quá cao” khiến khả năng đấu giá sẽ không thành công. Nhưng mặc kệ những lời “kêu ca” đó, giá của SAB không hề có dấu hiệu hạ nhiệt.

Và cuối cùng, con số dành cho giá cổ phần SAB là 320.000đ/ cổ phần và thậm chí, nhà đầu tư cá nhân – ông Ngô Vinh Hiển đã đặt mua 20.000 cổ phần với giá 320.500 đồng/cổ phần, cao hơn giá khởi điểm 500 đồng và cũng cao hơn nhà đầu tư tổ chức Vietnam Beverage 500 đồng/cổ phiếu.

Nhà nước thu về: 110.000 nghìn tỷ đồng tương đương 4,8 tỷ USD

Với phiên đấu giá thành công này, Nhà nước thu về được 110.000 nghìn tỷ tương 4,8 tỷ USD và đó là một thành công lớn cho ngân sách Nhà nước. Nhưng với nhiều người, đó không phải là một “kết thúc” hay bởi tổ chức “ôm trọn” gần như toàn bộ số cổ phần được chào bán của Sabeco chính là Vietnam Beverage - một công ty mới thành lập tại Việt Nam, được sở hữu 100% bởi Công ty CP Đầu tư F&B Alliance Việt Nam. Trong đó, 49% F&B Alliance Việt Nam nằm trong tay một nhà đầu tư nước ngoài có tên Beerco Limited. Còn Beerco Limited lại là công ty được sở hữu 100% bởi Thai Beverage, do tỷ phú người Thái Lan gốc Hoa - ông Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền chi phối.

Nói đến đây, hẳn ai cũng đã biết được rằng, tỷ phú Thái Lan đã “lách” thành công khe cửa khống chế của Nhà nước để có nhiều hơn số cổ phần mong muốn và thành công trong mục tiêu “bành trướng” thị phần.

Hiện, Thai Beverage có vốn hóa 4 tỷ USD ở Thái Lan với thương hiệu bia Chang nhưng dư địa phát triển trên thị trường này đang ngày một thu hẹp. Việc mở rộng là bài toán sống còn nên ThaiBev nhắm vào thị trường Việt Nam là mục tiêu rõ ràng nhất trong ngắn hạn. Và Sabeco lại là “con gà vàng” của thị trường đồ uống Việt Nam khi chiếm giữ 40% thị phần và được đánh giá nhiều tiềm năng trong khu vực. 

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...