Tiền Giang: Kêu gọi đầu tư vào 29 dự án tại Vùng Kinh tế phía Đông

Vừa qua, tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư vào 29 dự án với tổng mức đầu tư hơn 6000 tỷ đồng tại Vùng Kinh tế phía Đông.
Tiền Giang kêu gọi đầu tư vào 29 dự án tại Vùng Kinh tế phía Đông
Tiền Giang kêu gọi đầu tư vào 29 dự án tại Vùng Kinh tế phía Đông

Theo đó, Vùng Kinh tế phía Đông tỉnh Tiền Giang bao gồm có 4 địa phương: Tx.Gò Công và các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông. Đây là vùng giàu các tiềm năng về phát triển các cảng biển và đô thị biển, mở mang công nghiệp và thương mại dịch vụ đặc biệt là dịch vụ hậu cần nghề cá, công nghiệp chế biến nông – hải sản xuất khẩu; du lịch sinh thái, đánh bắt và nuôi trồng thủy đặc sản…

Nhằm phát huy thế mạnh của vùng, tỉnh Tiền Giang kêu gọi đầu tư vào 29 dự án với tổng vốn hơn 6000 tỷ đồng cho các lĩnh vực: Hạ tầng giao thông; nông nghiệp; thương mại - dịch vụ; cơ sở hạ tầng; chỉnh trang đô thị; giáo dục; y tế; văn hóa – thể thao và du lịch – giải trí.

Ông Lê Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, Tiền Giang đang định hướng phát triển công nghiệp, các khu và cụm công nghiệp tại Vùng Kinh tế phía Đông theo hướng khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về giao thông với vai trò kết nối liên kết vùng để quy hoạch và thu hút đầu tư như QL.50, cầu Mỹ Lợi hay tuyến sông Soài Rạp…

“Bên cạnh đó, tỉnh cũng đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích, thu hút và mời gọi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, kiến thiết đô thị, đầu tư vào các khu dân cư, khu đô thị mới và du lịch nhằm tạo động lực mở mang công nghiệp, dịch vụ gắn với việc khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển, cũng như tiềm năng Vùng Kinh tế phía Đông. Đồng thời, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo nông thôn và xây dựng nông thôn mới miền biển”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Vùng Kinh tế phía Đông có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng cũng như giao thông
Vùng Kinh tế phía Đông có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng cũng như giao thông

Ngoài ra, để thực hiện chủ trương mời gọi đầu tư và xã hội hóa trên các lĩnh vực, thời gian qua Vùng Kinh tế phía Đông cũng thường xuyên tổ chức những buổi tiếp xúc với các nhà đầu tư; giải quyết thủ tục hành chính; công khai, minh bạch các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch sử dụng đất tại các phân khu Bắc, phân khu Nam và nội thị.

Ông Nguyễn Hữu Lợi, Bí thư Thị uỷ, Chủ tịch UBND Tx.Gò Công chia sẻ: Chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư trên địa bàn. Cũng như tập trung cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng giải phóng mặt bằng, nhằm góp phần thu hút nhiều dự án đầu tư vào vùng.

Trước đó, Vùng Kinh tế phía Đông đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vào khu vực, điển hình là dự án Nhà máy may mặc Việt Long Hưng với tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, đã đi vào hoạt động giai đoạn 1 từ quý I/2018 và đã giải quyết việc làm cho khoảng 1.700 công nhân; tương tự, Công ty Shila Glovis Việt Nam cũng đã đưa nhà máy đi vào hoạt động với 1.700 công nhân sản xuất trong quý IV/2017…

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...