Toà cao ốc vừa bị VAMC thu giữ: 10 năm "đắp chiếu" ngay đất vàng quận 1

Với vị thế đắc địa bậc nhất trung tâm quận 1 (TPHCM), dự án Saigon One Tower dự kiến được bán với giá "khủng" lên tới 7.000 USD/m2. Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai, trải qua nhiều thăng trầm, dự án n
Toà cao ốc vừa bị VAMC thu giữ: 10 năm "đắp chiếu" ngay đất vàng quận 1

Hồi giữa năm nay, truyền thông trong nước đưa tin, một đại gia Singapore là Tập đoàn kiến trúc RSP công bố, công ty này đang thực hiện dự án hoàn thiện công trình tòa cao ốc có vị trí chiến lược ở giao lộ đường Hàm Nghi và Võ Văn Kiệt của chủ đầu tư là Công ty CP phát triển Bất động sản Alpha King (Alpha King Real Estate Development JSC).

Dự án này được cho là Saigon One Tower - tòa cao ốc "trùm mền" nhiều năm qua. Theo RSP, tổ hợp chung cư, văn phòng thương mại cao cấp này sẽ khởi động xây dựng lại, và dự kiến hoàn thành vào năm 2018 với điểm nhấn là một quán bar ngoài trời lớn nhất Việt Nam. Nhờ vị thế đắc địa bậc nhất TPHCM, giá bán dự kiến tại đây lên tới 7.000 USD/m2.

Thông tin trên khiến thị trường kỳ vọng sau nhiều năm "đắp chiếu", toà cao ốc khiến dân Sài Gòn "gai mắt" trong suốt thời gian dài qua sẽ sớm hồi sinh.

Tuy nhiên, đầu tuần này, những thông tin phát đi từ Công ty Quản lý tài sản (VAMC) về việc đã triển khai thu giữ tài sản bảo đảm là toà nhà Saigon One Tower để xử lý thu hồi nợ đã một lần nữa khiến những thông tin về dự án này tràn gặp trên mặt báo.

Dự án gần hoàn thành nằm "đắp chiếu" 6 năm

Nằm ngay góc đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Võ Văn Kệt, quận 1, dự án Saigon One Tower được khởi công với tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu là 238 triệu USD (khoảng 5.000 tỷ đồng). Dự án triển khai trên khu đất có diện tích 6.672 m2 với 5 tầng hầm và 41 tầng cao, tổng diện tích sàn 127.126 m2.

Dự kiến sau khi hoàn thành, Saigon One Tower sẽ là tòa nhà cao thứ 3 tại TPHCM (trên 195 m), đứng sau Bitexco Financial Tower (68 tầng, cao 262 m) và Vietcombank Tower ( 35 tầng, cao 206m).

Chủ đầu tư trước đây của dự án là Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn M&C gồm các cổ đông: Công ty Cổ phần M&C (49%), Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - Saigontourist (30%), Ngân hàng TMCP Đông Á (6%), Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (10%), Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (5%).

Tuy nhiên, sau đó, các cổ đông sáng lập ban đầu là Ngân hàng TMCP Đông Á, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á và PNJ lần lượt thoái vốn. Các cổ đông còn lại là Công ty Cổ phần M&C thì ngưng hoạt động vì nợ thuế trong khi dự án bị UBND TPHCM cho thanh tra toàn diện.

Saigon One Tower ngừng triển khai với lý do thiếu vốn từ năm 2011 đến trước khi Tập đoàn Kiến trúc RSP tham gia vào dự án này. Tại thời điểm đó, ước 80% khối lượng công việc đã hoàn thành.

Theo những thông tin tiết lộ tại thời điểm đó, do sử dụng chủ yếu vốn vay nên dù ngừng thi công dự án này vẫn phải nợ ngân hàng với chi phí lãi ước tính trên 1 tỷ đồng/ngày.

Hồi năm 2014, đại diện Ban Chấp hành Công đoàn Sài Gòn M&C đã phải gửi đơn khẩn cầu các bên liên quan tìm biện pháp “giải cứu” dự án, bảo đảm quyền lợi cổ đông, người lao động. Lúc bấy giờ, công ty đã không thể trả lương cho người lao động trong nửa năm, mọi hoạt động gần như ngưng trệ.

Tới năm 2015, chủ đầu tư dự án cao ốc Saigon One Tower đã bị Cục Thuế TPHCM thông báo phong tỏa hóa đơn vì nợ thuế quá hạn hơn 4,6 tỷ đồng. Tiếp đó, sang năm 2016, dự án được điểm mặt trong danh sách 20 dự án sẽ bị thành phố thu hồi nhanh nếu chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết,.

"Lùm xùm" cổ đông

Ngoài hình ảnh toà cao ốc xây dở dang nằm "im lìm" và "bất động" trên khu đất vàng tại quận 1, Saigon One Tower còn được nhắc tới do những lùm xùm liên quan tới cổ đông của dự án này.

Trong giai đoạn trước khi thực hiện dự án Saigon One Tower, cổ đông lớn của Sài Gòn M&C là Công ty CP M&C (chiếm 49% vốn điều lệ) đã mang trên 10,46 triệu cổ phiếu, tương ứng 20% vốn điều lệ, thế chấp cho Công ty CP Tài chính Dầu khí. Đến thời hạn thanh toán mà phía M&C không có khả năng trả nên công ty này yêu cầu được lấy cổ phần và trở thành cổ đông.

Cách đây 3 năm khi Sài Gòn M&C tổ chức Đại hội cổ đông để quyết định phương án tài chính cho dự án đã bị một đơn vị ngân hàng “tố” không cho tham dự đại hội dù theo sổ cổ đông họ nắm giữ 20%. Theo như ngân hàng này chia sẻ xoay quanh chuyện cơ cấu cổ đông, chuyển nhượng vốn ở Sài Gòn M&C cũng rất phức tạp.

Sau thời gian yên ắng, tại ĐHCĐ năm 2016 của PNJ, lãnh đạo doanh nghiệp cho biết theo định hướng chiến lược dài hạn, PNJ sẽ dần thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành để tập trung toàn lực vào năng lực lõi. Và PNJ thông báo năm 2015 đã thoái sạch vốn tại dự án tai tiếng trên với khoản thu về hơn 65 tỷ, không mang lại lợi nhuận như kỳ vọng nhưng chắc chắn tốt hơn việc chôn vốn tại dự án mà tương lai u ám.

Cùng thời điểm trên, thị trường đồn đoán về việc chuyển nhượng dự án Saigon One Tower. Theo đó, dự án được cho là đã về tay nhà đầu tư ngoại là CTCP phát triển Bất động sản Alpha King như đã nhắc tới ở trên.

Theo Phương Dung/ Dân Trí

>> Nợ xấu 7.000 tỷ đồng, Sài Gòn One Tower bị VAMC thu giữ tài sản

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…