Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức muốn kinh doanh bảo hiểm theo Nghị định 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.Tổ chức nước ngoài muốn mở công ty bảo hiểm phải đảm bảo: là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam; có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam.Đặc biệt, phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.Còn đối với tổ chức Việt Nam phải là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mới được thành lập công ty bảo hiểmCác tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc đáp ứng các điều kiện về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Nghị định này.Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm và chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam, trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định. Không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm.
H.H