Top 10 ngân hàng có lượng tiền mặt, tiền đem đi gửi lớn nhất nửa đầu 2023

Không phải cứ đứng top đầu lợi nhuận khủng là sở hữu nhiều tiền mặt, vàng bạc, đá quý và có nhiều tiền đem đi gửi là những gì lộ ra trong bức tranh tài chính của các ngân hàng trong thời gian qua...

lãi suất.jpeg
Top 10 ngân hàng có lượng tiền mặt, tiền đem đi gửi lớn nhất 6 tháng đầu năm 2023

Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các ngân hàng công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2023 và nhiều nhà đầu tư, khách hàng không khỏi tò mò với lợi nhuận lớn như vậy thì các ngân hàng này đang tích trữ bao nhiêu tiền và đem đi gửi tại Ngân hàng Nhà nước hay các tổ chức tín dụng khác bao nhiêu tiền?

Và theo khảo sát, số tiền này của các ngân hàng có sự tăng giảm đan xen, tuy nhiên đứng chót bảng lại là một "ông lớn" đang có lượng vốn hoá đứng thứ 5 toàn ngành.

KẺ TĂNG, NGƯỜI GIẢM

Với vị trí dẫn đầu ngành về vốn hoá, lợi nhuận... của mình, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - mã chứng khoán: VCB) vẫn là đơn vị chiếm vị trí số 1 trong bảng xếp hạng top những ngân có tổng lượng tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác lớn nhất trong toàn ngành, lên tới 339.496 tỷ đồng.

Nếu cộng cả lượng tiền mặt, vàng bạc và đá quý mà ngân hàng Vietcombank đang nắm giữ thì con số này là 355.630 tỷ đồng. Nhưng dù giữ vị trí cao nhất, nhưng ngân hàng này đã bị giảm 9,8% so với ngày 31/12/2022 (394.634 tỷ đồng).

Ảnh chụp Màn hình 2023-08-14 lúc 15.43.08.png

Đứng vị trí thứ hai chính là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), với tổng lượng tiền mặt và tiền đem đi gửi là 293.333 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý nhất là lượng tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước đã tăng tới 696,3%, tương đương với 63.343 tỷ đồng. Đây là mức tăng cao nhất toàn ngành, đồng thời khiến ngân hàng này trở thành ngân hàng đang có số tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước lớn nhất hiện nay.

Đồng thời, Agribank tăng cả tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác, từ 191.796 tỷ đồng lên 212.652 tỷ đồng, nhưng lại giảm nhẹ tiền mặt và vàng đang sở hữu xuống còn 17.337 tỷ đồng.

Đứng vị trí thứ ba vẫn là một ngân hàng trong số Big 4 - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank - mã chứng khoán: CTG), với 245.400 tỷ đồng. Nếu tính từ ngày 31/12/2022 đến ngày 30/6/2023, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước của Vietinbank bị giảm 20,6%, từ 29.727 tỷ đồng xuống còn 23.584 tỷ đồng.

Ngoài ra, tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác bị giảm tới 5,4% từ 223.982 tỷ đồng xuống còn 211.869 tỷ đồng; tiền mặt, vàng bạc và đá quý mà ngân hàng Vietinbank đang nắm giữ cũng bị giảm 9% từ 10.941 tỷ đồng xuống còn 9.946 tỷ đồng.

Ảnh chụp Màn hình 2023-08-14 lúc 15.47.44.png

Trong khi đó, với việc giảm tất cả các chỉ số từ tiền mặt nắm giữ, lẫn tiền gửi giống Vietcombank đã khiến Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - mã chứng khoán: BID) bị tụt hạng xuống vị trí thứ ba, chỉ còn 245.352 tỷ đồng.

Giảm nhiều nhất phải kể đến là tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước từ 111.418 tỷ đồng xuống còn 47.537 tỷ đồng, giảm tới 57,3%. Ngoài ra, tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác bị giảm tới 8,4% xuống còn 186.327 tỷ đồng; tiền mặt, vàng bạc và đá quý mà ngân hàng BIDV đang nắm giữ cũng bị giảm xuống còn 11.489 tỷ đồng, giảm 16,4%.

Tiếp đó là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã chứng khoán: VPB), với tổng số tiền lên tới 107.909 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý, tiền gửi tại các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng khác của VPBank tăng chóng mặt lên tới 134,2%, từ 40.772 tỷ đồng lên tới 95.523 tỷ đồng.

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước cũng tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2023 từ 9.935 tỷ đồng lên 10.282 tỷ đồng. Chỉ có tiền mặt, vàng bạc, đá quý ngân hàng này đang nắm giữ thì lại giảm từ 2.658 tỷ đồng xuống còn 2.105 tỷ đồng.

Cùng đứng vị trí 6 là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB - mã chứng khoán: VIB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB - mã chứng khoán: ACB) với tổng số tiền là 106.480 tỷ đồng. Hai ngân hàng này đều giảm mạnh tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tiền mặt, vàng bạc, đá quý đang nắm giữ, xuống còn 11.514 tỷ đồng, 5.984 và 6.341 tỷ đồng, 1.316 tỷ đồng.

Đồng thời, cùng tăng tiền gửi tổ chức tín dụng khác, trong đó, ACB tăng 8% lên 88.982 tỷ đồng; còn VIB tăng tới 109% lên tới 56.810 tỷ đồng.

Ảnh chụp Màn hình 2023-08-14 lúc 15.51.29.png

Vị trí kế tiếp thuộc về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM (HDBank - mã chứng khoán: HDB) với tổng số tiền là 97.994 tỷ đồng. Giống như ngân hàng Vietinbank, VPBank, nếu tính từ ngày 31/12/2022 đến ngày 30/6/2023, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước của HDBank tăng lên tới 31% lên 14.769 tỷ đồng.

Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác của HDBank cũng tăng chóng mặt lên tới 99% lên 80.287 tỷ đồng. Tiền mặt, vàng bạc thì bị giảm nhẹ, nhưng không đáng kể, xuống còn 2.903 tỷ đồng, thay vì là 2.938 tỷ đồng.

Đứng vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng có lượng tiền mặt và lượng tiền đi gửi lớn nhất là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã chứng khoán: STB) - 61.982 tỷ đồng. Đây cũng là ngân hàng duy nhất có cả 3 chỉ số đều tăng.

Cụ thể, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước của Sacombank tăng 10,3% lên 13.552 tỷ đồng; tiền, vàng gửi tổ chức tín dụng khác thì tăng tới 51,6% lên 37.868 tỷ đồng; còn tiền mặt, vàng bạc và đá quý mà ngân hàng này đang nắm giữ tăng lên tới 34,5 % lên 10.561 tỷ đồng.

Tiếp đó là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với 57.285 tỷ đồng. SHB giảm nhẹ tiền mặt, vàng bạc, đá quý, nhưng lại tăng tiền tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác. Cụ thể, SHB giảm còn 1.445 tỷ đồng vàng bạc, đá quý; tăng từ 15.146 tỷ đồng lên 30.144 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tăng tới 99%; tăng nhẹ tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác lên 52.827 tỷ đồng.

Đứng vị trí chót bảng từ cuối lên lại là ngân hàng MB - một ngân hàng luôn nằm trong top 5 ngân hàng có vốn hoá cũng như lợi nhuận lớn nhất trong thời gian qua. Với việc giảm mọi chỉ số từ tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng khác và tiền, vàng bạc, đá quý đang nắm giữ thì MB chỉ có tổng cộng 52.209 tỷ đồng.

Như vậy có thể thấy, nếu xét về tốc độ tăng giảm trong top 10 ngân hàng sở hữu nhiều tiền mặt, vàng bạc, đá quý và có nhiều tiền đem đi gửi lớn nhất hệ thống thì thì Vietcombank, Vietinbank, BIDV, SHB là ngân hàng giảm nhiều nhất. Sacombank là ngân hàng duy nhất có cả 3 chỉ số đều tăng trưởng.

NỢ XẤU TIẾP TỤC TĂNG MẠNH

Trong khi lợi nhuận toàn ngành ngân hàng giảm tốc trong 6 tháng đầu năm thì nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro lại gia tăng tại các ngân hàng. Theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset trong quý 2/2023, tổng nợ xấu của 27 ngân hàng niêm yết là 188.641,24 tỷ đồng; tăng 66.419,74 tỷ đồng so với cùng kỳ 2022 (122.221,5 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng (NPL) toàn ngành ở mức 2,07%; tăng 0,57% so với quý 2/2022.

Ảnh chụp Màn hình 2023-08-14 lúc 19.46.45.png
Nguồn: WiGroup

Mặc dù chính sách tài khóa và tiền tệ đang dần trở nên nới lỏng, tuy nhiên, rủi ro hệ thống vẫn tồn tại trong khi gánh nặng trích lập dự phòng cao là khá rõ ràng. Điểm sáng là thanh khoản của thị trường chứng khoán đang dần được cải thiện kể từ đầu năm 2023, nhưng điểm bất cập là khối ngoại rút tiền mạnh từ đầu quý 2/2023 đã kìm hãm đà tăng thị trường.

Chưa kể, rủi ro chính trong ngắn hạn đến từ việc đáo hạn các lô trái phiếu trong quý 3/2023. Nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do đó, nhiều tổ chức phát hành trái phiếu có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ đã cam kết, dẫn đến rủi ro hệ thống cũng như tâm lý tiêu cực cho thị trường chứng khoán.

Theo dữ liệu của WiGroup, tỷ lệ nợ xấu nội bảng (NPL) của toàn ngành đã tăng mạnh trong quý 2 đạt mức 2,04% (tăng 36% so với cùng kỳ năm trước). Nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi sự gia tăng của nợ nhóm 2 trong quý trước (tăng 27% so với cùng kỳ) đã phản ánh lên tỷ lệ nợ xấu trong quý này.

Tỷ lệ nợ xấu tăng chủ yếu đến từ khối ngân hàng thương mại lớn và ngân hàng thương mại khác, trong khi khối ngân hàng thương mại Nhà nước tăng trưởng nợ xấu không cao.

Nhóm phân tích dự báo, áp lực nợ xấu của ngân hàng trong hai quý cuối năm vẫn sẽ tăng cao do bộ đệm dự phòng của ngân hàng đã mỏng đi trong quý này, đạt mức 102,8% và thị trường bất động sản gặp khó về thanh khoản.

Ảnh chụp Màn hình 2023-08-14 lúc 19.46.20.png
Nguồn: WiGroup

Tính đến cuối quý 2/2023, dư nợ tín dụng của thị trường bất động sản đạt 411.659 tỷ đồng (tăng trưởng hơn 23% so với cùng quý). Đây là mức dư nợ cao nhất trong 5 năm trở lại và tăng trưởng tín dụng tại lĩnh vực này cũng cao hơn so với các lĩnh vực khác.

"Do đó, sự suy yếu của thị trường này sẽ gây ra áp lực lên chất lượng tài sản của các ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản cao như Techcombank, VPBank, SHB…", WiGroup nhận định.

Xem thêm

Nợ xấu phình to, ngân hàng ồ ạt thanh lý bất động sản

Nợ xấu phình to, ngân hàng ồ ạt thanh lý bất động sản

6 tháng đầu năm 2023, hầu hết nợ xấu tại các ngân hàng đều có chiều hướng tăng lên, song hoạt động phát mại tài sản không còn thuận lợi như trước do thị trường bất động sản đóng băng, trong khi tài sản thế chấp tại các ngân hàng chủ yếu là biệt thự, “sổ đỏ”, nhà máy…

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm vào thứ Sáu khi báo cáo lạm phát mới và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm dịu bớt lo ngại về tình hình tăng lãi suất vào năm sau…

Giá xăng đồng loạt bật tăng mạnh

Giá xăng đồng loạt bật tăng mạnh

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng trở lại trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, gây không ít bất ngờ cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp...