Toshiba rót 640 triệu USD đầu tư chất bán dẫn dành cho xe điện, lưới điện

Toshiba đã quyết định đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn, đặc biệt là cho ứng dụng trong xe điện và hạ tầng lưới điện…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Toshiba rót 640 triệu USD đầu tư chất bán dẫn dành cho xe điện, lưới điện

Tập đoàn Toshiba đã công bố kế hoạch đầu tư khủng vào hoạt động sản xuất linh kiện bán dẫn.

Theo thông báo mới nhất từ công ty, Toshiba dự kiến sẽ chi khoảng gần 640 triệu USD trong vòng 3 năm tới để mở rộng quy mô và năng lực sản xuất.

Động thái này của Toshiba là một động thái mạnh mẽ để củng cố vị thế của họ trong thị trường linh kiện bán dẫn đang trỗi dậy. Mục tiêu của Toshiba là thúc đẩy doanh số bán chip, đặc biệt trong lĩnh vực kiểm soát năng lượng của xe điện và thiết bị công nghiệp.

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ xe điện và các thiết bị công nghiệp hiệu suất cao, việc sử dụng ship để kiểm soát dòng điện chủ động đang ngày càng phổ biến.

22-7309.png

Theo kế hoạch, Toshiba sẽ tăng cường năng lực sản xuất chip tại các nhà máy của tập đoàn ở Ishikawa, Hyogo (Nhật Bản) và Thái Lan.

Chip bán dẫn không chỉ tối ưu hóa hiệu suất của xe điện mà còn hỗ trợ các thiết bị công nghiệp trong việc tiết kiệm năng lượng và giảm thải carbon. Đây là một phần không thể thiếu của xu hướng toàn cầu nhằm hướng tới mục tiêu trung hòa carbon.

Bên cạnh việc hợp tác chặt chẽ với nhà sản xuất bán dẫn Rohm Co., Toshiba cũng đang xem xét hợp tác với các đối tác khác. Điều này diễn ra trong bối cảnh kế hoạch đầu tư lớn, trị giá gần 2,5 tỷ USD đang được triển khai.

Trong số này, khoảng 128 triệu USD sẽ phục vụ cho việc nâng cấp các nhà máy sản xuất thiết bị lưới điện ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản và Ấn Độ.

Tháng 5 vừa qua, công ty dự kiến cắt giảm tới 6% lực lượng lao động, tương đương 4.000 công nhân tại Nhật Bản bằng cách cung cấp các gói hưu trí sớm, đồng thời tập trung vào các lĩnh vực tăng trưởng như sản xuất linh kiện bán dẫn và công nghệ số.

Trong quá khứ, năm 2022, Toshiba đã thực hiện một bước quyết định đáng chú ý khi hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, chấm dứt bảy thập kỷ với tư cách là một công ty niêm yết.

Sau nhiều năm bất ổn về mặt quản lý và vướng phải một loạt vụ bê bối doanh nghiệp, Toshiba đã chuyển sang hoạt động tư nhân và nỗ lực trở lại.

Với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, nhu cầu về linh kiện bán dẫn đang tăng cao. Do đó, việc mở rộng hoạt động sản xuất sẽ giúp Toshiba tận dụng cơ hội từ xu hướng này và đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn từ thị trường.

chip-bnews-7063.jpg

Hiệu suất mạnh mẽ của ngành công nghiệp bán dẫn trong hai quý vừa qua đã khiến cho Tổ chức Thống kê Thương mại Chất bán dẫn Thế giới phải điều chỉnh dự báo về thị trường chip toàn cầu.

Tổ chức này dự báo thị trường sẽ tăng trưởng 16% trong năm nay lên 611,2 tỷ USD, dẫn đầu là doanh số bán hàng dự kiến tăng 25,1% ở châu Mỹ và tăng 17,5% ở châu Á Thái Bình Dương.

Trong khi đó, Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết doanh thu bán dẫn trên toàn thế giới trong tháng 4 đã tăng 15,8% so với cùng kỳ lên 46,4 tỷ USD.

Bên cạnh Toshiba, các ông lớn công nghệ khác cũng đang “tổng tiến công” trong ngành công nghiệp bán dẫn. Intel và các đối tác sử dụng nhà máy của Sharp tại Nhật Bản để nghiên cứu chip.

Có thể bạn quan tâm