TP. HCM nhận trách nhiệm trả "phí chống ngập"

Lãnh đạo TP. HCM khẳng định, thành phố sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nên người dân không phải trả chi phí cho việc chống ngập này.
TP. HCM nhận trách nhiệm trả "phí chống ngập"

TP. HCM đang xây dựng đơn giá dịch vụ chống ngập, dự tính là 3.668 đồng/m2. Về vấn đề này, ông Huỳnh Thanh Thiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, việc xây dựng đơn giá dịch vụ chống ngập là một chủ trương xã hội hóa, căn cứ để đấu thầu, chi trả cho các đơn vị tư nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Ông Thiết khẳng định người dân không phải chi trả cho kinh phí này.

Về chủ trương xã hội hóa chống ngập, trên địa bàn thành phố thực hiện theo chủ trương chung của Thường trực Thành ủy, giao cho UBND Thành phố chỉ đạo xem xét cổ phần hóa các công ty TNHH thuộc quận huyện thực hiện các nhiệm vụ chuyên tu, nạo vét và giải quyết thoát nước. Như vậy, Nhà nước không ôm hết các công việc mà giao cho các công ty tư nhân thực hiện.

UBND Thành phố đã có những văn bản chỉ đạo cụ thể, giao cho Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng chỉ đạo Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố để triển khai đấu thầu liên quan đến các công tác quản lý, chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thoát nước đô thị, cũng như các hệ thống khác liên quan đến hạ tầng.

Theo ông Thiết, trong năm 2020 sẽ đấu thầu thực hiện công tác trên nên phải tính định mức đơn giá của việc chống ngập. “Thành phố cần có sự đồng hành của người dân nhưng Thành phố chịu trách nhiệm hoàn toàn việc này nên người dân không phải chi trả chi phí cho việc chống ngập”, ông Thiết khẳng định.

Ngoài ra, trong thời gian xây dựng định mức đơn giá chống ngập, Sở Xây dựng đã giao cho Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố tổ chức xây dựng định giá giá đơn giá chống ngập để chi trả khi xã hội hóa cho các đơn vị tư nhân thực hiện.

Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố đã ký hợp đồng với phân viện của Viện kinh tế miền Nam để thực hiện xây dựng định mức đơn giá chống ngập. Sau khi có định mức đơn giá thì thực hiện chống ngập theo theo quy định của Chính phủ trong việc giao nhiệm vụ đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm các dịch vụ công sử dụng ngân sách từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Về hiệu quả hoạt động của các dự án chống ngập trên địa bàn Thành phố, ông Thiết cho biết, đến nay việc kết nối các dự án chống ngập, ngăn triều chưa hoàn chỉnh, chủ yếu thực hiện ở các quận trung tâm Thành phố, trong khi các quận, huyện vùng ven, vùng trũng chưa xử lý triệt để.

Về tiến độ các dự án, ông Thiết cho biết, ở khu vực trung tâm Thành phố dự kiến hoàn thành năm 2021, các khu vực khác thì triển khai theo dự án chương trình trọng điểm và Sở Xây dựng sẽ báo cáo UBND Thành phố và Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố cũng như người dân.

Trong năm 2019, Thành phố triển khai xây dựng 218 dự án chống ngập với tổng kinh phí gần 8.000 tỉ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...