TPBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỉ đồng

Nguồn vốn bổ sung sẽ giúp TPBank tăng thêm hệ số an toàn vốn, nâng cao năng lực tài chính, tới gần hơn mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 32% năm 2021.
TPBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỉ đồng

NHNN đã chính thức chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỉ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 11.716 tỉ đồng.

Số vốn tăng thêm sẽ được huy động từ việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của TPBank thông qua.

Ngân hàng cho biết việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp củng cố thêm hệ số an toàn vốn CAR, nâng cao năng lực doanh nghiệp và tăng khả năng đề kháng trước những khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt khi TPBank đã hoàn thiện và áp dụng cả 3 trụ cột theo chuẩn Basel II.

Nguồn vốn bổ sung cũng sẽ giúp TPBank có nền tảng vững chắc để đạt mục tiêu 5.800 tỉ đồng lợi nhuận trong năm nay, tăng 32% so với năm 2020.

Tính đến cuối Quý 1/2021, tổng tài sản của TPBank tăng 22,38% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 216 nghìn tỉ đồng. Huy động trên thị trường 1 đạt hơn 144 nghìn tỉ đồng, tăng 36,06%. Tốc độ tăng trưởng nhanh về tổng tài sản và huy động đã củng cố thêm nền tảng vốn cho ngân hàng, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh mở rộng.

Tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong thời gian này đạt xấp xỉ 2.800 tỉ đồng, tăng 15,17% so với quý I/2020. Trong quý I, ngân hàng ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.422 tỉ đồng, tăng 40,87% so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập thuần từ dịch vụ trong thời gian qua đã trở thành một trong những điểm sáng lớn cho thấy sự đa dạng hóa nguồn thu của ngân hàng đang phát huy hiệu quả cao. Thu nhập thuần từ dịch vụ của TPBank trong 3 tháng đầu năm tăng xấp xỉ 80% so với cùng kỳ năm trước.

Với kết quả kinh doanh nêu trên, TPBank tiếp tục ghi tên vào nhóm các ngân hàng có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất trong hệ thống. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng đạt 2,16%, trong khi đó tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 26,24%. Hiệu quả sử dụng vốn của TPBank trong quý I vừa qua cũng được phản ánh rõ nét hơn trong nỗ lực tối ưu hóa đồng vốn, với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) đã giảm từ 39,69% cuối năm 2020 xuống còn 35,2%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...