TPBank mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa thông báo đã mua lại và xử lý xong toàn bộ trái phiếu VAMC trước thời hạn, số liệu nợ xấu chỉ còn nợ nội bảng, giúp Ngân hàng chủ động theo dõi và xử lý nợ xấu,
TPBank mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC

Đặt mục tiêu xóa sạch nợ tại Công ty Quản lý Tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vào cuối năm 2019, tuy nhiên, TPBank đã hoàn thành việc này sớm hơn so với kế hoạch ban đầu. Theo thông báo mới nhất, TPBank đã mua tại toàn bộ trái phiếu đặc biệt (nợ xấu) đã bán cho VAMC để chủ động xử lý, đồng thời trích lập dự phòng rủi ro toàn bộ lượng nợ xấu này.

Trước đó, dư nợ gốc mà TPBank đã bán cho VAMC lũy kế khoảng 1.150 tỷ đồng. Hàng năm, ngân hàng thực hiện việc mua lại trái phiếu VAMC trước hạn theo khả năng tài chính của mình. Riêng trong năm 2019, TPBank đã trích đủ dự phòng và mua lại toàn bộ 756,5 tỷ đồng danh mục trái phiếu còn lại.

Tháng 10/2013, VAMC nhận mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhưng không trả bằng tiền mặt mà bằng trái phiếu đặc biệt với kì hạn 5 năm. Thay vì phải trích lập dự phòng rủi ro toàn bộ ngay cho những khoản nợ xấu, tổ chức tín dụng được cơ chế trích lập dự phòng mỗi năm 20% trong 5 năm. 

Việc mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC, đòi hỏi TPBank phải trích lập dự phòng rủi ro bổ sung trong năm nay hơn 400 tỷ đồng, nhưng sẽ giúp TPBank giảm áp lực trích lập dự phòng rủi ro trong các năm tới, xóa hoàn toàn số dư nợ xấu đã bán cho VAMC, đưa số liệu nợ xấu của ngân hàng về đúng thực chất.

Động thái này cũng cho thấy những tín hiệu tích cực về nguồn lực tài chính và tình hình kinh doanh khả quan của ngân hàng, dù trích thêm dự phòng nhưng vẫn vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra.

Trái phiếu VAMC trước khi được xóa bỏ ra khỏi bảng cân đối kế toán của TPBank được coi là tài sản tồn đọng của ngân hàng. Trong thời gian kể từ khi bắt đầu ghi nhận nội bảng số tài sản tồn đọng trên, TPBank đã từng bước cho thấy việc cơ cấu danh mục cho vay của Ngân hàng đã được cải thiện đáng kể về mặt quản trị rủi ro.

Đại diện TPBank cho biết, tính đến hết tháng 7/2019, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 1.888 tỷ đồng, hoàn thành gần 60% kế hoạch lợi nhuận năm 2019. Mức lợi nhuận này được ghi nhận sau khi ngân hàng trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định, trong đó bao gồm cả việc trích bổ sung để mua lại toàn bộ 756,5 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt VAMC. Tỷ lệ nợ xấu vẫn được ngân hàng kiểm soát tốt, dưới mức chỉ tiêu đưa ra từ đầu năm.

>> TPBank “ôm trọn” toàn bộ trái phiếu do KSB phát hành, trị giá 350 tỷ đồng 

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...