Phó Thống đốc: Xem xét kéo dài Thông tư 02 đến hết năm 2024 để hỗ trợ doanh nghiệp

Trong khi hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng giảm, thì ngược lại, hai lĩnh vực ghi nhận tăng trưởng trong hai tháng đầu năm là bất động sản (tăng 0,23% so với cuối năm 2023) và chứng khoán (tăng 2,56%)...

Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà Đào Minh Tú
Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà Đào Minh Tú

Sáng ngày 14/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thông tin tại hội nghị cho biết tăng trưởng tín dụng hai tháng đầu năm 2024 giảm so với cuối năm 2023, trong khi lượng tiền gửi còn rất lớn, đạt 14 triệu tỷ đồng.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng nêu ra những vấn đề như lãi suất cho vay còn cao, nợ xấu có xu hướng tăng, việc xử lý các ngân hàng yếu kém còn chậm, một số chương trình tín dụng chưa hiệu quả (như gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội).

4-1710379145394892101533-1710382127031-17103821273181824737134-4816.jpeg
Toàn cảnh Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thay mặt Ngân hàng Nhà nước trình bày báo cáo tại cuộc họp, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết đến cuối 2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 13,78% so với cuối năm 2022.

Do yếu tố mùa vụ của dịp Tết Nguyên đán cùng với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, đến ngày 29/2/2024, tín dụng nền kinh tế giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, tốc độ giảm của tháng 2 đã chậm lại (-0,05%) so với tháng 1 (-0,6%).

Với thanh khoản dồi dào và còn rất nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các tổ chức tín dụng hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay ra nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, mức giảm hiện nay ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, hai lĩnh vực lại ghi nhận tăng trưởng trong hai tháng đầu năm là tín dụng lĩnh vực bất động sản (tăng 0,23% so với cuối năm 2023), tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán (tăng 2,56%).

Về nguyên nhân tín dụng tăng trưởng âm, Ngân hàng Nhà nước cho rằng đến từ các nguyên nhân khách quan như: kinh tế thế giới diễn biến khó lường, áp lực lạm phát và mặt bằng lãi suất thế giới ở mức cao, đồng USD, giá vàng thế giới diễn biến phức tạp; chênh lệch lãi suất USD-VND,... là những yếu tố tác động tiêu cực lên sự ổn định của tỷ giá USD/VND trong nước, nhất là khi lãi suất VND dự kiến tiếp tục giảm.

Kế đến là các khó khăn trong việc cấp tín dụng từ những yếu tố khách quan như thời vụ; cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế ở mức thấp; một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa vay được vốn, khó khăn trong việc triển khai các chương trình tín dụng, khả năng huy động vốn trung, dài hạn của các tổ chức tín dụng còn hạn chế.

Về những yếu tố chủ quan, Ngân hàng Nhà nước cho rằng một số ngân hàng còn thận trọng cấp tín dụng do nợ xấu gia tăng, một số khoản nợ cũ chưa được điều chỉnh giảm lãi suất, thủ tục cho vay còn chậm, cơ chế tài sản đảm bảo thiếu linh hoạt, hoạt động huy động vốn qua cổ phiếu, trái phiếu và vốn FDI đều thấp … khiến nguồn vốn tập trung vào tín dụng ngân hàng.

Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới, Phó Thống đốc cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước, tập trung thực hiện các nhóm giải pháp

Thứ nhất, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng như kéo dài thời gian thực hiện Thông tư 02 đến hết năm 2024; hoàn thiện Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 16 phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 và thực tiễn thị trường; sửa đổi đồng bộ các Thông tư quy định về hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng để đồng bộ với các quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2024.

Hai là, trong điều kiện kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, lãi suất sẽ tiếp tục được điều hành ổn định theo hướng từng bước giảm mặt bằng lãi suất chung.

Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ điều hành hài hòa giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ; có các giải pháp khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí; chỉ đạo tổ chức tín dụng công khai lãi suất cho vay bình quân.

Ba là, chủ động điều hành tăng trưởng tín dụng nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo hướng an toàn, hiệu quả, đúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời, hướng vào những lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời đơn giản hóa thủ tục vay vốn, tài sản đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng, hạn chế tín dụng đen.

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, giám sát; trong đó tập trung giám sát chất lượng tín dụng, cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; cấp tín dụng đối với khách hàng và người có liên quan, nhóm khách hàng lớn, cấp tín dụng cho ban lãnh đạo, ban điều hành và người có liên quan của các tổ chức tín dụng, cổ đông; đầu tư trái phiếu doanh nghiệp…

Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất, kiến nghị với các bộ ngành, địa phương liên quan triển khai các giải pháp cần thiết để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp trong thời gian tới. Đề nghị, các doanh nghiệp tích cực thực hiện các biện pháp tái cấu trúc hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành, xây dựng các phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi, minh bạch tình hình tài chính, phối hợp với ngân hàng thành mối quan hệ cộng sinh… để các tổ chức tín dụng có cơ sở thẩm định, quyết định cho vay.

Xem thêm

VACOD-HBA “mở cánh cửa” hợp tác thương mại Việt Nam - Kazakhstan

VACOD-HBA “mở cánh cửa” hợp tác thương mại Việt Nam - Kazakhstan

Chiều 13/3, tại Hà Nội, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA đã có buổi làm việc với ông Asset Nokin, Giám đốc điều hành Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn SEA Group - Kazakhstan. Cuộc làm việc tập trung thảo luận về những cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Kazakhstan…

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank tháng 12/2024: Đi ngang so với cùng kỳ

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank tháng 12/2024: Đi ngang so với cùng kỳ

Trong tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…