TP.HCM chính thức đổi tên cầu Thủ Thiêm 2 thành cầu Ba Son

Sau hơn 1 năm khánh thành và đưa vào hoạt động, cầu Thủ Thiêm 2 nối quận 1 với thành phố Thủ Đức, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng chính thức mang tên cầu Ba Son.
cầu Thủ Thiêm
Cầu Thủ Thiêm 2 được gắn tên là cầu Ba Son

Sáng 14/6, TP.HCM tổ chức ghi thức gắn biển tên cho 2 cây cầu bắc qua sông Sài Gòn. Trong đó, cầu Thủ Thiêm 2 (nối quận 1 và Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức) chính thức mang tên cầu Ba Son. Cầu có chiều dài hơn 1.400m, 6 làn xe, tổng kinh phí đầu tư gần 3.100 tỷ đồng, được khánh thành vào dịp 30/4/2022.

Cầu Thủ Thiêm 1 (nối quận Bình Thạnh với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức) mang tên cầu Thủ Thiêm. Cầu Thủ Thiêm có tổng chiều dài 1.250m, gồm 6 làn xe, tổng kinh phí xây cầu là hơn 1.000 tỷ đồng, khánh thành tháng 1/2008.

cầu Thủ Thiêm
Cầu Ba Son và cầu Thủ Thiêm có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội khu Đông TP.HCM

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: “Cầu Ba Son và cầu Thủ Thiêm có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội khu phía đông TP.HCM”.

Thủ Thiêm và Ba Son cũng là hai địa danh gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của TP.HCM. Chính vì vậy, việc đặt tên hai cây cầu là Ba Son và Thủ Thiêm sẽ góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong kết nối, trao đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Ông Dương Anh Đức đề nghị ngành giao thông vận tải thành phố thực hiện tốt công tác duy tu, bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chăm sóc cây xanh, vệ sinh môi trường để hai công trình thực sự trở thành một điểm nhấn hài hòa trong không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, luôn là một điểm đến hấp dẫn của TP.HCM.

cầu Thủ Thiêm
Hệ thống cầu và hầm kết nối với Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Theo quy hoạch phát triển, Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ có 5 cây cầu và hầm vượt sông kết nối với các khu vực khác nhau của thành phố. Ngoài hầm vượt sông Sài Gòn, cầu Ba Son và cầu Thủ Thiêm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, TP.HCM cũng đang khởi động dự án cầu Thủ Thiêm 3 (nối với quận 4), cầu Thủ Thiêm 4 (nối với quận 7) và cầu đi bộ nối với bến Bạch Đằng, quận 1.

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải đã gửi UBND TP.HCM 11 dự án trọng điểm, trong đó có dự án cầu Thủ Thiêm 4 để chuẩn bị trình HĐND thành phố xem xét trong kỳ họp dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới đây.

cầu Thủ Thiêm
Một trong những phương án thiết kế cầu Thủ Thiêm 4

Cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn, dài hơn 2km, rộng 28m với 6 làn xe cùng lề bộ hành. Cầu có điểm đầu từ đoạn trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh, đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát nối vào đường Lưu Trọng Lư (quận 7). Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn nối vào Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và đường Bùi Thiện Ngộ.

Theo phương án của Sở Giao thông Vận tải, mức đầu tư cầu Thủ Thiêm 4 là 4.950 tỷ đồng, giảm hơn 300 tỷ so với phương án trước đây. Nếu được thông qua, dự án sẽ triển khai trong giai đoạn 2024 - 2027, theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...