TP.HCM: Kiến nghị thành lập Sở An toàn Thực phẩm

Sau 6 năm thí điểm thành lập, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP.HCM được đánh giá là “cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra” và kiến nghị thí điểm thành lập Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM.
Đã có 7.225 cơ sở bị xử phạt về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt gần 153,1 tỉ đồng
Đã có 7.225 cơ sở bị xử phạt về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt gần 153,1 tỉ đồng

UBND TP.HCM vừa tổ chức hội nghị tổng kết 6 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM. Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý ATTP TP.HCM cho biết: Nhiệm vụ xuyên suốt của ban từ ngày thành lập là xây dựng thực phẩm sạch, chống thực phẩm bẩn, tăng cường thông tin truyền thông và đẩy mạnh cải cách hành chính.

Theo đó, về hoạt động xây dựng thực phẩm sạch, từ 97 chuỗi thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn cao hơn quy định chung hiện hành như: Sản phẩm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap, GlobalGap, hữu cơ…), đến nay đã phát triển lên 279 chuỗi.

Những sản phẩm sạch này đã được kết nối vào bếp ăn trường học, nhà hàng, khách sạn, siêu thị và khi những đơn vị này nâng tiêu chuẩn nhập hàng cũng tạo áp lực ngược lên nhà cung cấp phải nâng tiêu chuẩn sản xuất.

Hoạt động giám sát, thanh kiểm tra đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Cụ thể, từ năm 2017 đến tháng 6 năm nay, ban đã kiểm tra gần 328.000 cơ sở, phát hiện vi phạm với tỉ lệ 11,3%; đã xử phạt 7.225 cơ sở với tổng số tiền phạt gần 153,1 tỉ đồng, trung bình phạt gần 21,2 triệu đồng/vụ.

Đáng chú ý là số vụ ngộ độc phát hiện ít hơn, cho thấy hoạt động giám sát, thanh kiểm tra đã phát huy tác dụng, giúp các cơ sở nâng cao trách nhiệm về ATTP.

Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Lan, ban hiện đang hoạt động như một sở nhưng bị vướng về mặt pháp lý. Các cơ chế và quy định pháp luật trong một số trường hợp không có hướng dẫn cụ thể dẫn tới nhiều lúng túng trong thực tế.

Ví dụ như ban chỉ được thực hiện thanh tra chuyên ngành, mọi hoạt động đều phụ thuộc vào kế hoạch và quyết định thanh tra của trưởng ban, không chủ động như thanh tra sở... Do đó, ban đề xuất cần có sự thay đổi phù hợp với tình hình thực tế, cho phép chính thức hóa mô hình thí điểm, thành lập Sở ATTP.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định: Sau 6 năm thí điểm, TP.HCM đã thấy những điểm sáng trong việc thành lập Ban Quản lý ATTP như việc quản lý tập trung hơn, không phát sinh thêm biên chế, thậm chí lượng công chức, viên chức còn giảm đều qua các năm từ 488 người xuống 381 người cho thấy công tác quản lý hiệu quả hơn. Các vụ việc vi phạm ATTP giảm, kể cả số lượng lẫn quy mô.

“Đây là minh chứng cho thấy mô hình này về cơ bản đã đạt được những mục tiêu ban đầu đặt ra. TP.HCM đã qua 2 chu kỳ thí điểm (mỗi lần 3 năm) nên mong muốn nhất của thành phố là được sự chấp thuận của Chính phủ để chính thức hóa bằng việc thành lập Sở ATTP TP.HCM trên cơ sở Ban Quản lý ATTP TP.HCM hiện nay để việc quản lý ATTP trên địa bàn chuyên nghiệp, hiệu quả hơn", ông Dương Anh Đức nhấn mạnh.

Ông đề nghị Ban Quản lý ATTP TP.HCM hoàn thiện đề án thành lập sở trên cơ sở lắng nghe đầy đủ ý kiến bộ, ngành trung ương, chuyên gia, người dân để thuyết phục được các cơ quan hữu quan.

Theo Quyết định 446/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, TP.HCM được kéo dài thời gian thí điểm hoạt động của Ban Quản lý ATTP TP.HCM thêm 3 năm, kể từ ngày 1/4/2020 tới trước ngày 1/4/2023.

Xem thêm

TP.HCM: Thu hồi 13 sản phẩm chay của Công ty Lối Sống Mới

TP.HCM: Thu hồi 13 sản phẩm chay của Công ty Lối Sống Mới

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM có văn bản gửi UBND 24 quận, huyện về việc xử lý khẩn cấp sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm và thu hồi các sản chay chế biến sẵn của Công ty TNHH hai Thành viên Lối Sống Mới.

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…