TP.HCM: Chỉ đạo xử lý sai sót tại dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Bình Chánh, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn phải tổ chức kiểm điểm vì những sai sót liên quan đến dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc.
TP.HCM: Chỉ đạo xử lý sai sót tại dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc

Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thống nhất cơ bản nội dung Kết luận thanh tra số 01/KL-TTTP-P2 ngày 22/1/2020 về việc thanh tra toàn diện dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh của Thanh tra thành phố.

Qua đó, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND thành phố xem xét điều chỉnh hoặc thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 21/1/2011 của UBND TP.HCM vì chưa đầy đủ pháp lý về trình tự, thủ tục, trường hợp phải thu hồi.

Tham mưu UBND TP.HCM thu hồi đất của Công ty Đầu tư Xây dựng Bình Chánh đã được giao theo Quyết định số 1104/QĐ-TTg ngày 26/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định pháp luật.

Đồng thời, yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phải tổ chức kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có thiếu sót trong việc tham mưu ban hành Quyết định số 353/QĐ-UBND chưa đầy đủ pháp lý về trình tự, thủ tục.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có thiếu sót trong dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có thiếu sót trong dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc

Giao Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị liên quan có trách nhiệm quyết toán số tiền 2,452 tỷ đồng chi phí bồi thường 11,0601ha.

Sau khi có kết quả phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/2000 Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với UBND huyện Bình Chánh và các đơn vị liên quan xây dựng tiêu chí, kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, triển khai xã hội hóa việc thực hiện dự án trình và tham mưu UBND thành phố lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hướng xã hội hóa.

Đối với UBND huyện Bình Chánh cần khẩn trương lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc, xem xét việc điều chỉnh cho phù hợp giữa ranh quy hoạch được duyệt và ranh giao đất của Thủ tướng Chính phủ, kênh giới, lộ giới, yếu tố liền ranh, liền thửa theo quy định hiện hành.

Kiểm tra việc quản lý đất đai, xây dựng, xử lý vi phạm phần đất thuộc dự án tại 3 xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và Phạm Văn Hai, báo cáo kết quả cho UBND thành phố và Thanh tra thành phố.

Bên cạnh đó, rà soát báo cáo nguồn gốc, pháp lý sử dụng đất, tình hình sử dụng đất đối với khu đất nêu trên để áp dụng pháp luật phù hợp về việc thực hiện dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc theo quy định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và Luật Nhà ở; tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân thuộc khu vực dự án sau khi có Quyết định số 353/QĐ-UBND và báo cáo kết quả cho UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Mặt khác, UBND huyện Bình Chánh cũng phải tổ chức kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân đã có thiếu sót trong việc quản lý đất đai, xử lý các vi phạm về xây dựng và lấn chiếm đất đai tại khu đất thuộc dự án, việc chậm triển khai chọn đơn vị tư vấn thực hiện lập quy hoạch 1/2000.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng giao Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH Một thành viên (Sagri) thực hiện thoái vốn tại Công ty CP Sinh thái Văn hóa Vĩnh Lộc theo quy định, các phát sinh tranh chấp nếu có với Công ty CP Quốc tế C&T, Công ty CP Sinh thái Văn hóa Vĩnh Lộc do Tòa án giải quyết theo quy định.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện quyết toán số tiền 2,452 tỷ đồng chi phí bồi thường 11,0601ha và tổ chức kiểm điểm xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân của Sagri đã có các thiếu sót tại dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc.

Cho đến nay dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc vẫn đang bị "bỏ ngõ"

Cho đến nay dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc vẫn đang bị "bỏ ngõ"

Được biết, dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc thuộc địa bàn 3 xã Phạm Văn Hai, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, đã hơn 20 năm vẫn chưa được triển khai.

Theo đó, năm 1996, UBND TP.HCM ban hành quyết định số 2874 về việc đầu tư dự án cải tạo vùng trũng phèn Vĩnh Lộc nhằm mục đích xây dựng khu sinh thái văn hóa do Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Tháng 3/1997, UBND TP.HCM ban hành quyết định số 911 chuyển giao chủ đầu tư từ Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho Công ty Đầu tư xây dựng Bình Chánh.

Đến tháng 11/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1104 về việc giao đất cho Công ty Đầu tư xây dựng Bình Chánh để đầu tư xây dựng khu sinh thái văn hóa tại huyện Bình Chánh. Tổng diện tích thu hồi của dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc là 369,6268 ha.

Năm 2002, UBND TP.HCM tiếp tục ban hành quyết định 1533 chuyển giao chủ đầu tư công trình cải tạo vùng trũng phèn cho Sagri để xây dựng khu sinh thái và đến tháng 6/2008, UBND TP.HCM tiếp tục chủ trương cho hợp tác giữa Sagri với Công ty CP Quốc tế C&T và Văn phòng Thành ủy.

Tuy nhiên, tháng 1/2011, UBND TP.HCM ban hành quyết định số 353 thu hồi dự án đã được giao đất theo quyết định 1104 của Thủ tướng và quyết định 1533 của UBND thành phố và giao UBND huyện Bình Chánh quản lý việc sử dụng khu đất thu hồi.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…