TP.HCM thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá đất

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM được giao nhiệm vụ làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định bảng giá đất...

Hội đồng thẩm định bảng giá đất chịu trách nhiệm thẩm định bảng giá đất, được phép sử dụng con dấu của UBND TP.HCM trong hoạt động
Hội đồng thẩm định bảng giá đất chịu trách nhiệm thẩm định bảng giá đất, được phép sử dụng con dấu của UBND TP.HCM trong hoạt động

UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá đất TP.HCM.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Hội đồng là ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM và ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Sở Tài chính. Ngoài ra, Hội đồng còn có 27 thành viên là lãnh đạo từ các sở, ngành, địa phương và ban quản lý.

Quyết định nêu rõ, Hội đồng thẩm định bảng giá đất chịu trách nhiệm thẩm định bảng giá đất theo quy định pháp luật và được phép sử dụng con dấu của UBND TP.HCM trong hoạt động. Chủ tịch Hội đồng sẽ quyết định việc thành lập tổ giúp việc để hỗ trợ các hoạt động của hội đồng.

Trong quá trình thẩm định bảng giá đất, Hội đồng sẽ mời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM và Hội Nông dân TP.HCM tham gia phản biện trong các phiên họp.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký (26/7), thay thế quyết định số 4695/2023 của UBND TP.HCM về việc kiện toàn Hội đồng thẩm định bảng giá đất. Hội đồng sẽ tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo kết quả bằng văn bản cho UBND TP.HCM.

Vào cuối tháng 7/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã có tờ trình về việc ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND của UBND thành phố quy định về bảng giá đất trên địa bàn.

Bảng giá đất mới dự kiến áp dụng từ ngày 1/8/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Sau đó sẽ tổng kết, đánh giá tác động về mặt kinh tế, xã hội để tiếp tục điều chỉnh bảng giá đất áp dụng từ ngày 1/1/2025 đến ngày 31/12/2025. Đối với việc xây dựng bảng giá đất lần đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026 theo quy định tại Luật Đất đai 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ thuê đơn vị tư vấn để thực hiện.

Theo tờ trình, các tuyến đường khu vực trung tâm Quận 1 có mức tăng 5 - 6 lần so với bảng giá hiện hành. Nhiều tuyến đường khác tại Quận 7, 4, 12 được điều chỉnh tăng giá gấp 10-15 lần so với bảng giá đất hiện hành.

Tại huyện Hóc Môn có giá đất dự kiến tăng rất mạnh so với bảng giá đất hiện hành, mức tăng từ 20 lần đến hơn 30 lần. Tại các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, giá đất mới dự kiến sẽ điều chỉnh tăng từ 10 - 20 lần so bảng giá đất giá đất cũ.

TP.HCM cũng dự kiến đất thương mại, dịch vụ bằng 80% giá đất ở liền kề. Giá đất không được thấp hơn giá đất trồng cây lâu năm trong khu dân cư cùng khu vực.

Sau khi ban hành tờ trình, nhiều người dân tại TP.HCM đã hoang mang, vì giá đất sẽ tăng cao. Ngay sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức họp báo về điều chỉnh giá đất theo Khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

Tại đây, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết, để triển khai quy định mới này, căn cứ cơ sở dữ liệu hiện có từ các nguồn giá bồi thường được phê duyệt và giá chuyển nhượng trên thị trường thu thập từ các cơ quan quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức và đơn vị tư vấn để cân đối, điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại TP.HCM.

Về vấn đề này, tại Hội thảo “Động lực mới, cơ hội, thách thức từ Luật Đất đai 2024 và các luật liên quan” do Tạp chí Thương gia tổ chức, ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên Đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, TP.HCM công bố bảng giá đất mới, ngay lập tức, thông tin này nhận về nhiều ý kiến trái chiều về mức giá tăng cao.

Tuy nhiên, ông Chính đánh giá, mức giá này phản ánh đúng thị trường hiện nay và cũng theo nguyên tắc của thị trường. “Về cơ bản, mức giá đất mới áp dụng cần phải đáp ứng những yếu tố thị trường và đảm bảo quyền lợi của người dân có quyền sử dụng đất. Mức giá đất phải được giải quyết đồng bộ, đảm bảo sự rạch ròi, minh bạch giữa thu về và mức giá bồi thường cho người dân”, ông Chính nhấn mạnh.

Xem thêm

VARS: Sức nóng của đấu giá đất vẫn tiếp diễn, trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”

VARS: Sức nóng của đấu giá đất vẫn tiếp diễn, trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, số lượng người tham gia đấu giá lớn tại 2 cuộc đấu giá đất vừa diễn ra là hoàn toàn bình thường. Còn mức giá trúng quá cao lại bất thường, nhưng vẫn phản ánh thực tế nhu cầu đầu tư của người dân trong bối cảnh nguồn cung “sạch” khan hiếm…

Có thể bạn quan tâm

Tỷ lệ lấp đầy căn hộ dịch vụ ổn định theo quý ở mức 83%

Căn hộ dịch vụ được hưởng lợi nhờ vốn FDI

Theo chuyên gia dòng vốn FDI dồi dào và sự mở rộng của các khu công nghiệp thu hút người nước ngoài tới Việt Nam làm việc đã giúp tạo ra nguồn cầu ổn định cho phân khúc căn hộ dịch vụ...

Phối cảnh dự án khu đô thị Tây thị trấn Chờ

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh chỉ nhiều sai phạm của Công ty Hưng Ngân tại dự án nhà ở hơn 3.500 tỷ đồng

Dự án khu đô thị Tây thị trấn Chờ, phân Khu A - Khu 3 hoàn trả vốn đối ứng cho dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp TL286 đoạn từ thị trấn Chờ đến cầu Đò Lo của Công ty Hưng Ngân bị thanh tra tỉnh Bắc Ninh chỉ ra nhiều sai phạm về quy hoạch, đầu tư, xây dựng và thu hồi đất...

Mở đường đưa vật liệu xanh vào dự án công

Mở đường đưa vật liệu xanh vào dự án công

Để giảm phát thải, ô nhiễm không khí trong hoạt động xây dựng các chuyên gia khuyến khích doanh nghiệp nên ứng dụng các giải pháp xanh hoá. Song, ngành xây dựng đang gặp nhiều khó khăn khi thực hiện xu hướng xanh này...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ