Tranh thủ giá cao, Bộ Nông Nghiệp đề xuất Thủ tướng ban hành chỉ thị tăng cường xuất khẩu gạo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong tình hình mới...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Doanh nghiệp Việt Nam cần chớp thời cơ để tăng cường xuất khẩu gạo ra thế giới
Doanh nghiệp Việt Nam cần chớp thời cơ để tăng cường xuất khẩu gạo ra thế giới

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian gần đây trên thế giới biến đổi liên tục. Trong đó việc Nga, Ấn Độ và UAE đã chính thức tạm dừng xuất khẩu gạo, đưa giá gạo tại Việt Nam đang tăng nhanh.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt khẳng định: "Đây là thời cơ để chúng ta xuất khẩu gạo, không tranh thủ sẽ bị lỡ cơ hội". Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay.

Do đó, Bộ đề xuất Thủ tướng xét ban hành chỉ thị về tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong tình hình mới đối với các bộ, ngành, địa phương những nhiệm vụ cụ thể và những vấn đề cần tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay.

Cụ thể, đề xuất giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo dõi, dự báo và nắm chắc tình hình sản xuất, tăng cường phòng chống sinh vật gây hại, chủ động ứng phó với các diễn biến bất lợi của thời tiết để bảo vệ an toàn các vụ sản xuất đảm bảo mục tiêu 43 triệu tấn lúa của năm 2023.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan xử lý kịp thời các rào cản kỹ thuật để đảm bảo tăng khối lượng và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.

 102256527.jpg
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết cả năm 2023 dự kiến xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo

Với Bộ Công Thương tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu gạo trên cơ sở theo dõi chặt chẽ và dự báo sát tình hình xuất nhập khẩu, nhu cầu tiêu thụ, giá cả lương thực trong khu vực và trên thị trường thế giới để có các biện pháp chủ động, linh hoạt điều tiết việc kinh doanh, xuất nhập khẩu gạo để đảm bảo nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Hơn nữa, các địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo. Đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất lúa gạo đảm bảo việc sản xuất, lưu thông, xuất khẩu gạo được thông suốt.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam chủ động nắm bắt các thông tin về thị trường lúa gạo thế giới, nhu cầu và năng lực của các thương nhân xuất nhập khẩu gạo để thông tin kịp thời đến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và cộng đồng sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam.

Thêm vào đó, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại ngành hàng gạo đặc biệt là đối với các thị trường quốc tế để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng kim ngạch và nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành hàng gạo Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, dự kiến sản xuất lúa cả năm 2023 đạt trên 43 triệu tấn thóc, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước cho 100 triệu dân, chế biến, làm giống, chăn nuôi thì hoàn toàn đảm bảo việc xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo và thu về 4,1 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm