Triển vọng nào cho cổ phiếu ngành điện năm 2023?

Năm 2023, hiệu ứng La Nina sẽ bắt đầu suy yếu vào đầu năm 2023 và bước vào pha trung tính với xác suất 52-88%, nhiệt điện được xem là sự thay thế hoàn hảo cho việc suy giảm sản lượng thủy điện...

Công ty chứng khoán KIS Việt Nam vừa cập nhật báo cáo triển vọng ngành điện. Theo đó, năm 2022, sản lượng thủy điện tăng mạnh 10,8% lên 95 tỷ kWh nhờ hiện tượng La Nina trong khi sản lượng điện than giảm xuống 105 tỷ kWh giảm 11,1% trong bối cảnh giá than toàn cầu tăng cao. 

Hầu hết các công ty thủy điện đều có doanh thu và lợi nhuận tích cực trong 2022 và vượt xa kế hoạch.

cổ phiếu ngành điện

Tuy nhiên, lợi nhuận của các công ty thủy điện bắt đầu suy yếu từ quý 4 năm 2022, kết quả kinh doanh nhóm thủy điện đã có sự phân hóa rõ rệt trong. Trong quý 4, doanh thu của nhóm 30 công ty thủy điện chỉ nhích nhẹ 1.9% so với cùng kỳ nhưng lại giảm 1,8% so với quý 3/2022, về mức 5.660 tỷ đồng. 

Cụ thể, thủy điện Hủa Na (HNA), công ty con của PV Power không thể duy trì tốc độ tăng trưởng so với quý 3 khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế giảm xuống 333 tỷ (-22%) và 173 tỷ đồng (-35%). Ngược lại, thủy điện Vĩnh Sơn (VSH) có một quý thành công khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều tăng mạnh, lần lượt đạt 963 tỷ đồng (+48%) và 382 tỷ đồng (+73%), dựa vào tăng trưởng sản lượng lên 800 triệu kWh. 

Nhìn chung, điều kiện thời tiết thuận lợi đã giúp các công ty thủy điện ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong 2022 khi hầu hết đều hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận chỉ trong 9 tháng năm 2022. Nhưng kể từ quý 4 đến năm 2023 sẽ là một năm đầy thách thức cho các doanh nghiệp thủy điện.

Đối với nhiệt điện, POW (Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam) có quý 4 thành công với doanh thu và lợi nhuận ròng tăng mạnh, lần lượt đạt 7.669 tỷ (+113%) và 731 tỷ (+38%) nhờ sản lượng thuận lợi và lãi tỷ giá liên quan tới khoản nợ vay bằng đồng USD để mua thiết bị máy móc. 

Doanh thu của PGV (Tổng công ty phát điện 3) trong quý 4/2022 tăng mạnh lên 12.348 tỷ đồng (+32%) và lợi nhuận sau thuế là 624 tỷ đồng (-1%) nhờ sản lượng phục hồi. Sản lượng thuận lợi nhờ nhu cầu điện khu vực miền nam tăng mạnh trong khi quý 4/2022 lại là mùa thấp điểm của thủy điện và điện gió.

điện

Chứng khoán KIS dự báo, năm 2023, hiệu ứng La Nina sẽ bắt đầu suy yếu vào đầu năm 2023 và bước vào pha trung tính với xác suất 52-88%, do đó nhiệt điện được xem là sự thay thế hoàn hảo cho việc suy giảm sản lượng thủy điện. 

Dù giá than thế giới được dự báo sẽ hạ nhiệt trong 2023, các nhà máy than nội địa dự kiến vẫn sẽ gặp khó khăn với nguồn cung than hạn chế. Giá dầu Brent sẽ ổn định trong 2023, trung bình 83 USD/thùng (-17% so với cùng kỳ) và sau đó giảm xuống 78 USD/thùng (-6% so với cùng kỳ) trong 2024, qua đó phần nào giảm áp lực lên khả năng cạnh tranh về giá của điện khí. 

Chứng khoán KIS đánh giá cao triển vọng cổ phiếu ngành điện như NT2 (Điện lực Dầu khí Nhơn Thạch 2) trong năm 2023. NT2 là một trong những nhà máy điện khí hiệu quả nhất tại miền Nam Việt Nam. 

Mặc dù NT2 sẽ tạm dừng vận hành trong 40-45 ngày để chuẩn bị cho đại tu và giá khí đầu vào dự kiến sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2023, kỳ vọng NT2 sẽ đạt được hiệu suất và sản lượng cao hơn. 

KIS cho rằng hiệu suất cao trong năm 2023 đạt được là nhờ nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng lớn, đặc biệt là ở vùng công nghiệp phía Nam khi tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến sẽ đạt khoảng 6,5% so với cùng kỳ vào năm 2023 và nguồn cung than khan hiếm cản trở hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than.

Xem thêm

Xu thế chứng khoán ngày 15/2: Vẫn nên ẩn mình chờ thời?

Xu thế chứng khoán ngày 15/2: Vẫn nên ẩn mình chờ thời?

Sau phiên chứng khoán ngày hôm nay, thị trường sẽ sớm xuất hiện nhịp hồi phục để kiểm tra lại vùng 1.065 - 1.070 điểm đã bị phá vỡ trước đó. Nhịp hồi phục này không thích hợp mua mới vì biên độ không quá lớn và rủi ro về T+ lại rất cao…
Xu thế chứng khoán ngày 17/2: Đà tăng chưa rõ ràng

Xu thế chứng khoán ngày 17/2: Đà tăng chưa rõ ràng

Khuyến nghị các nhà đầu tư trong ngắn hạn có thể chủ động giao dịch T+ với các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền như dầu khí, đầu tư công với tỷ trọng cổ phiếu hợp lý từ 15 – 20% tài khoản…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...