Xu thế chứng khoán ngày 17/2: Đà tăng chưa rõ ràng

Khuyến nghị các nhà đầu tư trong ngắn hạn có thể chủ động giao dịch T+ với các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền như dầu khí, đầu tư công với tỷ trọng cổ phiếu hợp lý từ 15 – 20% tài khoản…

Chứng khoán ngày 16/2/2023, trong phiên đáo hạn của hợp đồng tương lai VN30 tháng 2/2023, bên mua đã có sự áp đảo trước bên bán để giúp cho các chỉ số thị trường tiếp tục hồi phục. Điều này đem lại kết quả tốt cho bên long trước bên short trên thị trường phái sinh.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 10,09 điểm (+0,96%) lên 1.058,29 điểm. HNX-Index tăng 2,87 điểm (+1,38%) lên 210, 84 điểm. Thanh khoản phiên hôm nay suy giảm so với phiên hồi phục trước đó và tiếp tục dưới mức trung bình của 20 phiên gần nhất.

Ngân hàng là nhóm dẫn dắt chính trong phiên hôm nay. BID (+2,3%), CTG (+2,8%), VPB (+1,7%), HDB (+1,2%), TCB (+1,8%), EIB (+4,8%) là những mã đóng góp nhiều nhất cho đà tăng của chỉ số với 3,931 điểm.

HPG tăng 2,4% trong phiên hôm nay, góp phần vào đà tăng của chỉ số chung sàn HOSE với 0,728 điểm. Các cổ phiếu thép khác cũng có biến động tích cực như HSG tăng 5%, NKG tăng trần, SMC cũng tăng trần.

Đà tăng phiên hôm nay cũng có sự đóng góp của không ít các cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản và xây dựng. Cổ phiếu của hai nhóm này ngập tràn sắc xanh trong phiên. Và nhờ VIC (+0,9%), VRE (+0,2%) đảo chiều và tăng trở lại về cuối phiên đã khiến cho áp lực giảm lên chỉ số suy yếu.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này bán ròng phiên thứ hai liên tiếp trên HOSE với giá trị ròng đạt 109,54 tỷ đồng. Đây là một động thái khá đáng lưu ý trong bối cảnh mà khối này đã mua ròng liên tiếp trong thời gian trước đó. STB, VIC, DXG là ba mã bị bán ròng mạnh nhất với lần lượt 82,9 tỷ đồng, 46,5 tỷ đồng, 45,1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, khối này tiếp tục mua ròng trên HNX với giá trị ròng đạt 16,72 tỷ đồng. PVS và CEO được mua ròng mạnh nhất với 7,5 tỷ đồng và 5,6 tỷ đồng.

chứng khoán ngày

Tiếp tục rung lắc

Chứng khoán BIDV (BSC)

Chứng khoán ngày 16/2, sau một ngày giao dịch rung lắc, VN-Index cuối cùng kết phiên tại mốc 1.058,29 điểm, tăng hơn 10 điểm so với phiên hôm qua. Thanh khoản duy trì ở mức thấp.

Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 17/19 ngành tăng điểm, trong đó những ngành tăng tốt phải kể đến như là dịch vụ tài chính, dầu khí, tài nguyên cơ bản. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên sàn HOSE, chủ yếu là mã STB và mua ròng nhẹ trên sàn HNX.

Trong những phiên chứng khoán ngày tới, khả năng chỉ số sẽ rung rắc khi gặp vùng kháng cự cũ 1.060-1.065.

Chủ động giao dịch T+

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Sau xu hướng giảm điểm trước đó, VN-Index có phiên hồi phục thứ 2 liên tiếp với thanh khoản giảm nhẹ, thể hiện lực cầu có phần do dự và thận trọng của nhà đầu tư.

Với việc 2 chỉ báo RSI và MACD trên khung đồ thị ngày cũng đồng loạt có dấu hiệu tạo đáy và hướng lên, cho thấy áp lực bán của thị trường ngắn hạn cũng dần hạ nhiệt.

Với kịch bản tích cực, thị trường có thể sẽ tìm thấy điểm cân bằng trong ngắn hạn quanh mốc 1.040 – 1.060 điểm trước khi có nhịp phục hồi dài hơi hơn. Ngược lại, nếu áp lực bán mạnh bất ngờ quay trở lại, việc VN Index tiếp tục giảm điểm về đáy cũ quanh 980 - 1.000 điểm là vẫn cần được tính đến mặc dù xác suất không cao.

Khuyến nghị các nhà đầu tư trong ngắn hạn có thể chủ động giao dịch T+ với các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền như dầu khí, đầu tư công với tỷ trọng cổ phiếu hợp lý từ 15 – 20% tài khoản.

Vẫn cần quan sát thêm

Chứng khoán Tân Việt (TVSI)

Chứng khoán ngày 16/2, VN-Index kết phiên với cây nến tăng điểm dạng bullish hammer với giá đóng cửa cao nhất ngày, củng cố cho việc tiếp diễn đà hồi phục trở lại. Tuy nhiên, việc tăng điểm với thanh khoản không cải thiện và đà tăng giá mạnh nhất ngày lại tập trung nhiều ở nhóm cổ phiếu midcaps và smallcaps cũng tiềm ẩn rủi ro đà giảm có thể tiếp diễn trở lại.

Nhìn chung, VN-Index vẫn đang đi theo dự báo trước đó với một nhịp hồi phục T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới vẫn cần quan sát thêm mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.

Nhà đầu tư vẫn nên hạn chế mua đuổi trong các nhịp hồi phục hiện tại.

Rủi ro quay lại nhịp điều chỉnh

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chứng khoán ngày hôm nay, VN-Index trải qua một nhịp tăng điểm giằng co trong phiên trước khi mở rộng đà tăng hưng phấn đến cuối phiên. Áp lực bán suy yếu kết hợp với lực mua chủ động gia tăng đã giúp cho chỉ số mở rộng đà hồi phục và thử thách lại ngưỡng cản đáng lưu ý quanh 1.055-1.060.

Mặc dù vậy, trạng thái thị trường vẫn chưa có nhiều thay đổi và rủi ro quay lại nhịp điều chỉnh tiếp tục hiện hữu nếu VN-Index không sớm vượt MA20, tương ứng với vùng kháng cự quanh 107x.

Khuyến nghị nhà đầu tư bán hạ tỷ trọng trading trong các nhịp hồi sớm.

Nhịp hồi phục mang tính kỹ thuật

Chứng khoán MB (MBS)

Chứng khoán ngày 16/2, thị trường phục hồi liền 2 phiên đã giúp chỉ số VN-Index tăng nhẹ trong tuần này, cắt mạch giảm 2 tuần liên tiếp trước đó. Điều còn thiếu là thị trường hồi phục trên nền thanh khoản thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn thận trọng.

Các phiên giảm có thanh khoản cao trong khi các phiên tăng có thanh khoản thấp là dấu hiệu của nhịp hồi phục mang tính kỹ thuật, nhịp nảy như vậy nằm trong xu hướng giảm chi phối.

Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã liên tiếp lấy lại các ngưỡng hỗ trợ MA50 và MA100 cho tín hiệu tích cực, trong kịch bản chỉ số này vượt vùng 1.062 -1.064 điểm, dòng tiền sẽ quay trở lại. Nhà đầu tư nên tập trung vào nhóm cổ phiếu đang hút dòng tiền đầu cơ như: đầu tư công, dầu khí, thép, dệt may,…

Xem thêm

Xu thế chứng khoán tuần 13-17/2: Nỗ lực phục hồi

Xu thế chứng khoán tuần 13-17/2: Nỗ lực phục hồi

Dự báo trong phiên giao dịch chứng khoán tuần tới, thị trường có thể sẽ có những nỗ lực hồi phục nhờ lực cầu được thúc đẩy bởi các trợ MA50, MA100 của VN-Index tại vùng hỗ trợ 1.052-1.055 điểm...
Xu thế chứng khoán ngày 15/2: Vẫn nên ẩn mình chờ thời?

Xu thế chứng khoán ngày 15/2: Vẫn nên ẩn mình chờ thời?

Sau phiên chứng khoán ngày hôm nay, thị trường sẽ sớm xuất hiện nhịp hồi phục để kiểm tra lại vùng 1.065 - 1.070 điểm đã bị phá vỡ trước đó. Nhịp hồi phục này không thích hợp mua mới vì biên độ không quá lớn và rủi ro về T+ lại rất cao…

Có thể bạn quan tâm

Ông Dương Văn Bắc, tân Tổng giám đốc Novaland

Novaland có Tổng giám đốc mới

Ông Dương Văn Bắc tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính và Ngân hàng của Trường Đào tạo Thạc sỹ Quản lý đa ngành tại Việt Nam (CFVG), có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, chuyên sâu về định giá, thị trường tài chính và tiền tệ.

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...