Triệt phá một điểm đóng gói bột giặt giả mạo nhãn hiệu OMO

Thời điểm lực lượng chức năng ập vào, chủ cơ sở đang tiến hành sang chiết gói bột giặt Surf loại 5,5kg sang các gói bao bì nhỏ, trọng lượng 400gr mang nhãn hiệu OMO.

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Vĩnh Long thông tin, ngày 09/6/2022, Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 4 phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, chức vụ Công an TP. Vĩnh Long và Công an Phường 4, TP. Vĩnh Long tiến hành kiểm tra đối với điểm sản xuất, kinh doanh bột giặt OMO tại đường Phó Cơ Điều, Phường 4, thành phố Vĩnh Long, do ông Trần Hoài Hận, sinh năm 1981 làm chủ.

Kết quả kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện có dấu hiệu san chiết, đóng gói bột giặt giả mạo nhãn hiệu OMO. Tại hiện trường có các loại tang vật, phương tiện gồm hàng trăm gói bột giặt OMO thành phẩm loại 400g/gói; nhiều gói bột giặt hiệu Surf loại 5,5kg; 01 máy ép bao bì hiệu Tân Thanh, model M5, do Việt Nam sản xuất; 2.450 đơn vị bao bì hiệu OMO các loại; 488 cái vỏ thùng giấy carton hiệu OMO các loại; 33 đơn vị bao bì hiệu Surf, loại 5,5kg đã cắt bao bì để sử dụng cho việc san chiết, đóng gói.

Lực lượng chức năng đột nhập cơ sở sản xuất bột giặt OMO giả nhãn hiệu
Lực lượng chức năng đột nhập cơ sở sản xuất bột giặt OMO giả nhãn hiệu

Qua làm việc bước đầu chủ cơ sở thừa nhận thuê nhà để sản xuất bột giặt OMO từ tháng 2/2022 đến nay, chủ cơ sở mua bao bì OMO các loại từ người bạn giới thiệu ở Tp.Hồ Chí Minh về để san, chiết, đóng gói từ bột giặt hiệu Surf loại 5,5kg sau đó dùng máy ép, ép miệng bao bì lại thành phẩm bán ra thị trường, số lượng 170 gói bột giặt hiệu OMO thành phẩm. Mỗi gói bột giặt hiệu OMO, loại 400g được chủ cơ sở bán với giá là 12.000 đồng.

Trước hành vi của ông Hận, Đoàn kiểm tra tiến hành tạm giữ toàn bộ số lượng hàng hoá, tang vật, phương tiện dùng để san chiết, đóng gói bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhãn hiệu Omo của Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, chờ thẩm tra xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem thêm

Xử phạt 2 cửa hàng bán sản phẩm giả nhãn hiệu Honda

Xử phạt 2 cửa hàng bán sản phẩm giả nhãn hiệu Honda

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Thọ vừa tiến hành xử phạt hàng chục triệu đồng đối với 2 cửa hàng trên địa bàn tỉnh vì bán sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Honda, một thương hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...