Trình Quốc hội xem xét thông qua thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương vào kỳ họp thứ 8

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh

Trình Quốc hội xem xét thông qua lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Trình Quốc hội xem xét thông qua lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Ngày 28/9, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở nguyên trạng 4.947,11km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đồng thời với thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, thành lập 2 quận, 1 thị xã, 1 huyện và 11 phường, 1 xã, 1 thị trấn thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có liên quan.

Nêu ý kiến thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Uỷ ban Pháp luật và các cơ quan tham gia thẩm tra tán thành với sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thừa Thiên Huế với các lý do và cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn như đã nêu trong tờ trình và đề án của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng lưu ý, do nội dung đề án bao gồm cả nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội (việc thành lập thành phố trực thuộc Trung ương) và nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (việc thành lập quận, thị xã và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc) nên cần được xem xét, giải quyết một cách tổng thể, đồng bộ, thống nhất, bảo đảm đúng quy trình, thủ tục theo quy định.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, phim tài liệu, nội dung đề án cần tập trung đậm nét vào những yêu cầu lớn để Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cụ thể, nhấn mạnh tới các chỉ tiêu về bảo đảm tăng trưởng GRDP, thu nhập bình quân đầu người, thu ngân sách, tỷ lệ giảm nghèo... Đồng thời, thể hiện quá trình phấn đấu, phát triển của thành phố liên quan đến phát triển về kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, cần chú trọng, quan tâm về chất lượng đô thị; cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; rà soát kỹ lưỡng các tiêu chuẩn, chỉ tiêu, không nâng lên mà phải phản ánh đúng bản chất.

Về sắp xếp các đơn vị hành chính, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, cần bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, giải quyết được vấn đề trụ sở và cán bộ dôi dư. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền để người dân địa phương thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với mục tiêu cuối cùng là bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cao với sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và việc trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 8 theo thẩm quyền.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của cơ quan thẩm tra khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề án trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Đồng thời, giao Ủy ban Pháp luật hoàn thiện báo cáo thẩm tra để trình Quốc hội. Thường trực Ủy ban Pháp luật phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội hoàn thiện dự thảo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình ký ban hành theo quy định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...