Trong quý II/2022, ngành ngân hàng, dầu khí, hóa chất tăng trưởng mạnh nhất

Theo Công ty chứng khoán VNDIRECT, tính tới ngày 5/8/2022, 1.045 công ty niêm yết trên ba sàn, chiếm 93,7% giá trị vốn hóa thị trường, đã công bố kết quả kinh doanh quý II/2022.
Trong quý II/2022, ngành ngân hàng, dầu khí, hóa chất tăng trưởng mạnh nhất

Theo đó, lợi nhuận ròng quý II/2022 của các công ty niêm yết trên 3 sàn (HOSE, HNX, UPCOM) tăng trưởng ở mức 13,5% so với cùng kỳ, chậm hơn so với quý I/2022 (tăng 36,7% so với cùng kỳ) và quý II/2021 (tăng 72,7% so với cùng kỳ). Trong 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận ròng toàn thị trường tăng trưởng 24,2%; theo sát với mức dự phóng 23% cho cả năm 2022 VNDIRECT.

Trong đó, tổng lợi nhuận ròng của ngành Ngân hàng tăng 39,8% so với cùng kỳ trong quý II/2022, cao hơn so với quý I/2022 (tăng 31,7%) và quý II/2021 (tăng 34,3%). Chi phí dự phòng giảm 17% trong khi tỷ lệ nợ xấu trung bình tăng 13 điểm lên 1,56% trong quý II/2022.

Ngành Dầu khí có mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ấn tượng nhất với 172,6% so với cùng kỳ, hưởng lợi khi giá dầu tăng đột biến, chủ yếu do tăng trưởng của BSR (tăng 488%).

Lợi nhuận ròng của ngành Hóa chất tăng 139%, thấp hơn mức tăng 193% trong quý I/2022 do giá phân bón và phốt pho đạt đỉnh. Tổng cộng, ngành Ngân hàng, Dầu khí và Hóa chất đã đóng góp 21,1% vào tăng trưởng lợi nhuận ròng quý II của thị trường. Đáng chú ý, ngành Du lịch và hàng không thu hẹp khoản lỗ xuống còn 2.212 tỷ đồng (60% so với quý I/2022), nhờ sự bùng nổ của du lịch nội địa và nối lại các chuyến bay quốc tế.

Lợi nhuận ngành dịch vụ tiện ích tăng tốc với mức tăng trưởng 88,7% trong quý II/2022, mạnh hơn hai quý trước, chủ yếu nhờ GAS (tăng 124,9%). Ngành Vận tải (cảng và logistic) có tốc độ lợi nhuận ròng tăng 116,6% so với cùng kỳ trong quý II/2022, cao hơn nhiều so với mức 33,1% trong quý I/2022, nhờ có ACV (tăng 666,8%) và MVN (tăng 192,6%).

Do biên lợi nhuận gộp giảm, các công ty sản xuất thép đã công bố mức tăng trưởng lợi nhuận ròng quý II/2022 giảm mạnh 67%, kéo tăng trưởng lợi nhuận ròng toàn thị trường giảm 8,6%. Các doanh nghiệp Bất động sản có mức tăng trưởng lợi nhuận ròng âm 35,8% trong quý thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, nếu loại trừ VHM, các doanh nghiệp bất động sản sẽ tăng trưởng dương 52,7% trong quý II/2022. Lợi nhuận ròng của các công ty Chứng khoán giảm sâu 93,5%, do sự suy giảm của chỉ số và thanh khoản thị trường.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...